- Tảo: thể màu; vách tế bào; nhân tế bào.
- Rêu: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
- Quyết: đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn.
- Hạt trần: thân gỗ, có mạch dẫn, chưa có hoa và quả
Tảo
Đặc điểm chung
Tổ chức cơ thể
Đơn bào (hình cầu, hình bầu dục, hình thoi, hình que, hình lưỡi liềm...) hoặc đa bào (sợi đơn, sợi phân nhánh, dạng bản, dạng cây...).
Cấu tạo tế bào: mỗi tế bào của tảo đều gồm các thành phần chính sau:
Vách tế bào: thường bằng chất pectin hoặc xenlulôzơ. Một số thấm thêm chất silic trở nên cứng rắn (ví dụ: tảo silic).
Chất tế bào.
Nhân tế bào.
Thể màu (là nơi chứa các chất màu) với nhiều hình dạng khác nhau nằm trong chất tế bào. Chất màu chính của tất cả các tảo là chất diệp lục (nhờ vậy tảo có thể quang hợp như các thực vật và chính vì thế mà trước đây Tảo được xếp vào giới Thực vật như là một nhóm Thực vật bậc thấp), ngoài ra còn có thêm chất màu phụ khác nhau khiến tảo có màu khác nhau: lục, vàng, vàng nâu, hồng, đỏ, đỏ nâu...
Khả năng di động: chỉ có ở một số tảo đơn bào có roi. Ví dụ: tảo lục đơn bào. Tảo silic tuy không có roi nhưng di động được nhờ tiết chất nhày qua khe rãnh ở tế bào, tạo thành một lực đẩy tế bào đi.
Rêu
Đại diện: cây rêu.
Đặc điểm chung
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ giả.
Thân nhỏ, không phân nhánh.
Lá gồm một lớp tế bào, đường gân giữa chỉ là những tế bào xếp xít nhau.
Chưa có mạch dẫn trong rễ, thân, lá
Quyết
Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật cũng sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ đã có rễ thật và có mạch dẫn. Đại diện điển hình cho nhóm này là cây dương xỉ.
Đặc điểm chung
Cơ quan sinh dưỡng
Có rễ, thân, lá chính thức: bên trong đã có mạch dẫn.
Thân: dạng thân cỏ nhỏ, có thân rễ.
Lá: đa dạng. Lá non thường cuộn tròn ở đầu.
Hạt trần
Đại diện: cây thông.
Đặc điểm chung
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ, thân, lá thật (có mạch dẫn).
Dạng cây thân gỗ (cây to, cây nhỡ, cây nhỏ).
Lá đa dạng: hình kim (cây thông), hình vảy (cây trắc bách diệp), hình dải hẹp (cây thông tre), hình mũi dùi (cây bách tán)...