câu hỏi ôn tập địa lý học kì 1 lớp 6 các bạn trả lời nhé
c1 trên trái đátcó bao nhiêu kinh tuyến bao nhiêu vĩ tuyến bao nhiêu đường kinh tuyến đông ,tây bao nhiêu vĩ tuyến nam , bắc
c2 nếu trên quả địa cầu cứ cách 10 độ ta vẽ 1 kinh tuyến thì cosó bao nhiêu kinh tuýen cứ 10 độ ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có bao nhiêu vĩ tuyến
c3 bản đồ là gì để vẽ bản đồ ta phải lần lượt làm theo những bước nào
c4 tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì trên bản đồ có ghi ti lệ 1: 3000000 có ý nghĩa gì
c5 cần xác định phương hướng trên bản đồ phải làm như thế nào để xác định tọa độ địa lí của 1 điểm ta làm theo trình tự nào
c6 người ta thường biểu thị các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng những loại kí hiệu nào tại sao khi xem bản đồ trước tiên phải xem chú giải
c7 trình bày hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất như vậy cùng 1 lúc trái đất có mấy vận động đó là những vận động nào
c8 tại sao khi trái đất chuyển động qyanh mặt trời lại sinh ra thời kì nóng lạnh luôn phiên nhau ở 2 nửa cầu tro 1 năm ?
mình chép vội 8 câu trước lát mình chép tiếp cho mình còn có việ bận
C3 : Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh.
Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:
- Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh).
- Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C2 :
Nếu cứ cách 10 độ, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả 36 kinh tuyến (Ta lấy 360 : 10) Nếu cách 10 độ, ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có 9 vĩ tuyến Bắc và 9 vĩ tuyến Nam (Ta lấy 90 : 10). - Câu 8Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.
Câu 7 :
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày, đêm
Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).
Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).
Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).
Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...
C1 :
Có 5 vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Vĩ tuyến thứ năm, xích đạo, nằm giữa hai cực
các câu hỏi còn lại:
c9 các ngày 21/3 ; 23/9 ; 22/6 ; 22/12 đc gọi là ngày gìtại sao các ngày này đc gọi như vạy
c10 tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên trái đấttừ tháng nào đến tháng nào thì ở 2 đm cực bắc và nam có hiện tựng ngày đêm dài suốt 1 mùa
c11 cấu tạo bên tro của trái đất có mấy lớp nêu đặc điểm của các lớp lớp vỏ trái đất cấu tạo như thế nào vai trò của nó vs đời sống và các hoạt động của con người
c12 tại sao người ta nói nội ực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhaucho ví dụ về từng loại
c13 cho biết sự giống và khác nhau giữa núi già và núi trẻ thế nào là độ cao tuyệt đối và độ cao tưng đối địa hình núi đá vôi có đặc điểm gì nêu giá trị của ns nó còn có tên gọi như thế nào
C4: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết khoảng cách trên bản đồ thu nhỏ bao nhiều lần so với kích thước của chúng trên thực tế.
Trên bản đồ có ghi tỉ lệ 1:3000000 có ý nghĩa: 1 cm trên bản đồ bằng 3000000 cm trên thực tế.