Nhiệt kế:
Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ.
Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Một nhiệt kế có hai thành phần quan trọng: phần cảm nhận nhiệt độ (thí dụ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế) và phần biểu thị kết quả (thí dụ: thang chia vạch trên nhiệt kế). Các loại nhiệt kế trong công nghiệp thường dùng thiết bị điện tử để biểu thị kết quả như máy vi tính.
Nhiệt kế chất lỏng: hoạt động trên cơ sở dãn nhiệt của chất lỏng. Các chất lỏng sử dụng ở đây phổ biến là thủy ngân, rượu màu, ancol etylic (C2H5OH), pentan (C5H12), benzen toluen (C6H5CH3)...
Nhiệt kế điện: Dụng cụ đo nhiệt điện sử dụng các đặc tính điện hoặc từ phụ thuộc nhiệt độ như hiệu ứng nhiệt điện trong một mạch có hai hoặc nhiều kim loại, hoặc sự thay đổi điện trở của một kim loại theo nhiệt độ.
Nhiệt kế điện trở: nhiệt kế đo nhiệt độ dựa trên hiệu ứng biến thiên điện trở của chất bán dẫn, bán kim hoặc kim loại khi nhiệt độ thay đổi; đặc tính loại này có độ chính xác cao, số chỉ ổn định, có thể tự ghi và truyền kết quả đi xa. Nhiệt kế điện trở bằng bạch kim đo được nhiệt độ từ 263°C đến 1.064°C; niken và sắt tới 300°C; đồng 50°C - 180°C; bằng các chất bán dẫn để đo nhiệt độ thấp (0,1°K – 100°K). Để đo nhiệt độ thấp, người ta áp dụng loại nhiệt kế ngưng tụ, nhiệt kế khí, nhiệt kế từ
Nhiệt kế hồng ngoại: Dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt dưới dạng hồng ngoại của các vật nóng
Nhiệt giai:
Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ theo một quy ước xác định, trong vật lý thường gặp nhất là nhiệt giai Kevil (độ K hay còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối), nhiệt giai Fahrenheit (độ F), nhiệt giai Celsius (độ C)