Câu 1.Thế nào là công dân?.
Theo em để xác định công dân của một nước thì dựa vào căn cứ nào?
Câu 2 :Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?
Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai.
Câu 3 : Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ?
Câu 4: Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.
Câu 5: Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ?
Câu 1: Thế nào là công dân?
Theo em để xác định công dân của một nước thì dựa vào căn cứ nào?
⇒ Công dân là người dân của một nước.
⇒ Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.
Câu 2: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?
A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
D. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai.
⇒ Đáp án A, B, D là công dân Việt Nam.
Câu 3 : Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ?
⇒ Theo em, Hoa cũng là một công dân của Việt Nam vì bản thân Hoa được sinh ra và lớn lên tạo Việt Nam. Hơn nữa bố mẹ Hoa cũng đã thường trú tại Việt Nam lâu năm.
Câu 4: Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.
*Quyền công dân:
⇒ Học tập.
⇒ Nghiên cứu khoa học.
⇒ Tự do đi lại và cư trú.
⇒ Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể.
⇒ Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
* Nghĩa vụ công dân:
⇒ Bảo vệ đất nước.
⇒ Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam).
⇒ Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước.
⇒ Đóng thuế, lao động công ích.
⇒ Tuân theo hiến pháp và pháp luật.
* Quyền của trẻ em:
⇒ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...
⇒ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ danh dự, giúp đỡ đặc biệt.
⇒ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...
⇒ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...
*Bổn phận trẻ em:
⇒ Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
⇒ Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.
Câu 5: Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?
*Theo em, học sinh cần phải rèn luyện:
⇒ Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
⇒ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.
⇒ Rèn luyện phẩm chất đạo đức.
⇒ Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh….