Câu 1.
Đất nước ta cùng nhau chống dịch.
→ Lấy vật chứa đựng ( đất nước ) gọi vật bị chứa đựng ( nhân dân ta )
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
( Hồ Chí Minh )
→ Lấy 1 bộ phận ( bàn tay ) để chỉ toàn thể ( con người )
⇒ Chúng ta thường sử dụng hoán dụ trong lời nói, cả trong thơ ca.
Câu 2.
Ẩn dụ : Ôi, làm sao quên được công ơn như trời biển của vị cha già đáng kính của dân tộc ?
→ Bác Hồ luôn coi nhân dân, các anh chiến sĩ như những người con, người cháu của mình. Người lo lắng, quan tâm hết mực cho họ. Giống như tâm tình của một người cha
→ Ẩn dụ phẩm chất
Hoán dụ : Sen tàn, cúc lại nở hoa
→ Sen là loài hoa vốn đại diện mùa hạ, Cúc đại diện cho mùa thu
→ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
⇒ Ta sử dụng phép ẩn dụ nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có đặc điểm giống nhau. Ta dùng biện pháp tu từ hoán dụ khi mối quan hệ giữa chúng là tương cận, có sự gần gũi với nhau .