Câu 1: Trong một ghế đá trong công viên, một học sinh đang hướng dẫn một cậu bé đánh giầy giải Toán (hoặc bài tập Tiếng Việt). Em hãy kể lại câu chuyện giữa hai bạn nhỏ ấy.
Câu 2: Mở đầu bài thơ " Nhớ con sông quê hương", nhà thơ Tế Hanh viết:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng"
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp và cảm nhận của em về 4 câu thơ trên.
Gợi ý:
Bước 1:- Nội dung đoạn thơ là giới thiệu con sông quê hương và tình cảm tác giả với con sông.
-Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, từ gợi tả.
Bước 2:- Đoạn thơ chia ra làm 2 ý nhỏ:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu con sông quê hương.
* Nghệ thuật cần khai thác( Từ gợi cảm: xanh biếc; Động từ: có; Ẩn dụ: Nước gương ''trong"; Nhân hóa: soi tóc những hàng tre.
+ Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông.
* Điểm sáng nghệ thuật( So sánh: Tâm...hè; Hình ảnh giàu liên tưởng; Động từ: ''tỏa'' Từ láy: ''lấp loáng'' rất gợi hình.
Bước 3:- Lập dàn ý cho đoạn.
+ Hai câu thơ đầu, tác giả giới thiệu về con sông quê.
* Động từ ''có'': Vừa giới thiệu con sông quê, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
* Tính từ gợi tả màu sắc ''xanh biếc'' có khả năng khái quát cảnh sông, trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là màu xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới nền trời.
* Mặt nước sông trong như gương, nghệ thuật ẩn dụ cho ta thấy những hàng tre như những cô gái nghiêng mình soi tóc, trên mặt nước sông.
+ Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương xinh đẹp, dịu dàng, thơ mộng. Nhà thơ đã kín đáo, bộc lộ niềm tự hào yêu mến con sông.
+ Tình cảm của nhà thơ với con sông.
* Nghệ thuật so sánh: Một khái niệm trừu tượng (tâm hồn tôi) với một khái niệm cụ thể (một buổi trưa hè) làm rõ nét, tình cảm của nhà thơ với con sông quê.
* Buổi trưa hè: Nhiệt độ cao, nóng bỏng, đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ. Từ so sánh khẳng định ''là''. Khẳng định ''tâm hồn tôi'' và ''buổi trưa hè'' có sự hòa nhập thành một.
* Động từ ''tỏa'': Gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ, lan tỏa khắp sông, bao trọn dòng sông. Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy như đẹp lên dưới ánh mặt trời: Dòng sông lấp loáng, tác giả đã sử dụng từ láy khiến dòng sông lúc sáng, lúc tối thay đổi như trong truyện cổ tích.
Câu 2 :
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.