Ôn tập lịch sử lớp 6

Nguyễn Phú Mạnh

Câu 1: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Câu 2: Trình bày nét chính về kinh tế của nước ta từ thế kỉ thứ I--->VI

Câu 3: Trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ thứ II--->X

Trúc Giang
22 tháng 4 2019 lúc 20:21

Câu 1:

* Ý nghĩa :

- Đây là chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

Diễn biến và kết quả của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Câu 2:

- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển

- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt phát triển
+ Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa
+ Có đê phòng lụt
+ Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

- Thủ công nghiệp:
+ Rèn sắt, làm gốm, tráng men..
+ Nghế sắt phát triển.
+ Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

- Thương nghiệp:
+ Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.
+ Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)
+ Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

Câu 3;

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển.

* Văn hóa:

- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tôn giáo: Người Chăm theo Hinđu giáo và Phật giáo.

- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.



Lê Thiên Thảo
22 tháng 4 2019 lúc 20:20

Câu 1: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

* Diễn biến
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
* Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
* Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Câu 2: Trình bày nét chính về kinh tế của nước ta từ thế kỉ thứ I--->VI

a. Nông nghiệp:
- Công cụ bằng sắt phát triển
- Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa
- Có đê phòng lụt
- Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

b. Thủ công nghiệp:
- Rèn sắt, làm gốm, tráng men..
- Nghế sắt phát triển.
- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

c. Thương nghiệp:
- Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.
- Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)
- Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

Câu 3: Trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ thứ II--->X

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.

Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

#Lê Thiên Thảo

Nguyễn Phú Mạnh
22 tháng 4 2019 lúc 20:56
https://i.imgur.com/ivQS900.jpg

Các câu hỏi tương tự
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
Quốc bảo
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Anh Phương
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Hoàng Bắc Nguyệt
Xem chi tiết