Ôn tập lịch sử lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
khánh huy huỳnh nguyễn

Câu 1. Sau khi Trưng trắc lên ngôi vua đã tiến hành làm những việc gì? Việc nhân dân suy tôn Trưng Trắc làm vua có ý nghĩa gì?
Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Phúc
12 tháng 4 2020 lúc 16:52

Câu 1. Sau khi Trưng Trắc lên ngôi vua đã tiến hành làm những việc gì?

- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán

Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Diễn biến:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán bị thất bại.

Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến mặc dù thất bại nhưng vẫn thể hiện được ý chí quật cường của dân tộc ta.

Thảo Phương
12 tháng 4 2020 lúc 17:15

Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình.

Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động).
Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ.

Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

Trần Tấn Đạt
20 tháng 1 2021 lúc 18:24

Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình.

Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động). Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Không Văn Tên
Xem chi tiết
Anh Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Trương Diệp Quân
Xem chi tiết
Đinh Mạc Trung
Xem chi tiết
Toka Moyo Isaki
Xem chi tiết