A. Trắc nghiệm: Học sinh khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
A. Vũ Tú Nam B. Tạ Duy Anh
C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi
Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?
A. Đất rừng phương Nam.
B. Dế Mèn phiêu lưu kí.
C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
D. Những năm tháng cuộc đời.
Câu 3. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm; B. Tự phụ, kiêu căng
C. Khệnh khạng, xem thường mọi người. D. Hung hăng, xốc nổi
Câu 4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt.
B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp.
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng.
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ.
Câu 5. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là kẻ khinh thường bạn?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối.
B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình.
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ.
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.
Câu 6. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?
A. Nghệ thuật miêu tả. B. Nghệ thuật kể chuyện.
C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ. D. Nghệ thuật tả người.
Câu 7. Đoạn trích Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Rừng U Minh. B. Quê nội
C. Đất rừng phương Nam. D. Mảnh đất phương Nam
Câu 8. Chi tiết nào sau đây không có trong đoạn trích Sông nước Cà Mau ?
A. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện
B. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu
C. Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
D. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn
Câu 9. Trong đoạn trích Sông nước Cà Mau, màu sắc nào không được sử dụng để miêu tả màu xanh của rừng đước Cà Mau?
A. Màu xanh lá mạ. B. Màu xanh biêng biếc.
C. Màu xanh rêu. D. Màu xanh chai lọ.
Câu 10. Trong đoạn trích Sông nước Cà Mau, ý nào dưới đây thể hiện sự miêu tả độc đáo của tác giả về chợ Năm Căn?
A. Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp.
B. Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố.
C. Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên thuyền.
D. Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền.
Câu 11. Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
C. Là những từ có chức năng làm thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.
D. Là những từ chuyên đi kèm với tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
Câu 12. Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Câu 13. Tính từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ có ý so sánh?
A. Đen B. Bẩn C. Sáng D. Tối
Câu 14. Khi viết đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Đêm dài, ngày ngắn. B. Bầu trời có màu xám.
C. Cây cối trơ trọi khẳng khiu. D. Nắng vàng tươi, rực rỡ.
Câu 15. Khi viết đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Hiền hậu và dịu dàng. B. Vầng trán có vài nếp nhăn.
C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm. D. Đoan trang và rất thân thương.