Câu 1 : Nguyên nhân , diễn biến , kết quả , ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 .
Câu 2 : Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 179 TCN -> năm 938 theo bảng :
Thời gian , sự kiện , nhân vật chính , kết quả , ý nghĩa .
Câu 3 : Diễn biến và kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
Câu 4 : Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?
Giúp mik nha !!! Ai nhanh nhất mik tik cho !!! Thanks .
mk chỉ biết câu 1 thôi
iễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa
Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta
Câu 1 : Nguyên nhân , diễn biến , kết quả , ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 .
Diễn biến:
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước.
Kết quả:
Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Câu 2 : Lập bảng
Sự kiện | Thời gian | Nhân vật chính | Kết quả | Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Năm 40 | Hai Bà Trưng | Giữ được quyền tự chủ trong 3 năm |
- Thể hiện tinh thần yêu nước. Vai trò của người phụ nữ trong giải phóng dân tộc |
Khởi nghĩa Bà Triệu | Năm 248 | Bà Triệu | Thất bại | Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ,ý chí quyết tâm dành lại quyền độc lập, tự chủ |
Khởi nghĩa Lý Bí | Năm 542 | Lý Bí | Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời | Lòng yêu nước, ý chí giành lại độc lập dân tộc |
Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán | Năm 930 | Dương Đình Nghệ | Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ | Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta |
Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ | Năm 905 | Khúc Thừa Dụ | Giành được thắng lợi căn bản | Lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành độc lập tự chủ |
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng | Năm 938 | Ngô Quyền | Giành quyền tự chủ |
Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. |
Câu 3 : Diễn biến và kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
Diễn biến:
‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
Kết quả:
‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Câu 4 : Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?
- Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức. Được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.