Câu 1:
- Sơn Tinh : là nhân vật tượng trưng cho nhân dân, cho cái thiện, cho tinh thần quyết chống bão lụt, bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân ta
-Thủy Tinh : là nhân vật tượng trưng cho các hiện tượng mưa bão lũ lụt, thiên tai và uy hiếp đe dọa đời sống của con người
Câu 2:
+ Đó là một hội thi để biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa về truyền thuyết đẹp đễ về chàng trai làng Phù Đổng( Thánh Giong ) làm biểu tượng cho ý chí và tinh thần yêu nước
+ Hội thi này còn khích lệ học sinh phải rèn luyện thân thể mới có sức khỏe để học tập và lao động, xây dựng cho quê hương đất nước
Câu 3:
+ Lê Lợi đã lên làm vua, định đô ở Thăng Long, mở đường cho một thời đại mới thịnh trị, việc trả gươm ở Hồ Hoàn Kiếm giữa thủ đô làm nổi bật sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta
+ Trả gươm ở Hà Nội chứng tỏ rằng đất nước ta thật rộng lớn, đã thống nhất được giang sơn nên đâu đâu cũng là non nước Việt Nam
+ Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì nội dung truyện sẽ bị thu hẹp trong địa phương nên giảm đi ý nghĩa tượng chưng liên quan đến vận mệnh của đất nước
cÂU 1
-Sơn Tinh tượng trưng cho người Việt chống lại thiên tai , bão lũ .
-Thủy Tinh tượng trưng cho thiên tai , bão lũ .
cÂU 2:
Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì:
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
câu 3:
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.