Chương II- Nhiệt học

lo ngan giang

Câu 1 Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí

Câu 2 Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra hiện tượng gì ?Cho vd

Câu 3 Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?(em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế)

Câu 4 Kể tên và nêu công dụng của từng loại nhiệt kế thường dùng

Câu 5 Thế nào là nóng chảy,đông đặc ?Cho vd

Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ cùa chất có thay đổi không?

Câu 6 Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không?Nhiệt độ này gọi là gì?

Câu 7 Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ?Cho vd

Câu 8 Chất lỏng là khi bay hơi ở một nhiệt độ xác định không?Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Giúp minh với!

đặng tuấn đức
8 tháng 4 2019 lúc 21:31

Câu 1 :

- Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi . Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi . Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi . Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Các chất rắn , lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

câu 2 :

Trong sự co dãn vì nhiệt của các chất, khi bị ngăn cản sẽ làm xuất hiện một lực rất lớn vào vật ngăn cản nó đang nở ra hoặc cũng có thể tác dụng vào nó làm cho nó bị cong hoặc bẽ gãy.

VD:khi ta bơm xe đạp quá căng thì lúc nhiệt độ tăng cao xe đạp có thể bị nổ lốp.

câu 3 :

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng: sự giãn nở vì nhiệt của các chất

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế : dựa trên sự co dãn vì nhiệt của các chất

câu 4 :

- Một số loài nhiệt kế thường gặp trong đời sống:

+ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí.

+ Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm.

+ Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện sắt.....

câu 5 :

- Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn

- Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng

Ví dụ :

+ Ban đổ nước (thể lỏng) và khay đá rồi bỏ vào tủ lạnh , nước sẽ đông lại thành đá (thể rắn)

+ Ngược lại , một viên đá (thể rắn) ban bỏ ở ngoài trời thì nó sẽ tan thành nước (thể lỏng)

câu 6 :

Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc.

câu 7 :

- sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi

- sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

VD(sự bay hơi): nước trong sông, hồ,... đang đầy, sau những ngày nắng nóng làm nước ở sông, hồ,... cạn đi.

VD(sự ngưng tụ): vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt sương động trên lá.

câu 8 :

Các chất lỏng không bay hơi ở một nhiệt độ nhất định mà ở mọi nhiệt độ

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào gió ,diện tích mặt thoáng ,nhiệt độ

dài quá !!! khocroikhocroikhocroi

chúc bạn học tốt !!!ha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn hồng hải
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Minh Hiền
Xem chi tiết
Jeon Jungkook
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Dương quỳnh
Xem chi tiết