Câu 1: Nêu chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta từ thế kỉ II TCN ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó ?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm ( 40 )
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Câu 4: Sau khi đánh đuổi quân xâm lược Hán Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập ? Những việc làm của Trưng Trắc có ý nghĩa và tác dụng như thế nào ?
Câu 5:Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm( 42-43)
Câu 6:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng của bà khắp nơi trên đất nước ta nói lên điều gì
Câu 7: Trong các thế kỉ I-VI chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta như thế nào ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó đó
Câu 8:Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, nước ta trong các thế kỉ I-VI
Câu 1: Nêu chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta từ thế kỉ II TCN ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó ?
- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
=> Những chinh sách đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm ( 40 )
a﴿ Nguyên nhân;
‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến;
‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả:
‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụ nữ
d) Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.
- Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt NamCâu 4: Sau khi đánh đuổi quân xâm lược Hán Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập ? Những việc làm của Trưng Trắc có ý nghĩa và tác dụng như thế nào ?
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán
Câu 5:Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm( 42-43)
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.
- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.
- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.
Câu 6:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng của bà khắp nơi trên đất nước ta nói lên điều gì
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:
- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
Câu 7: Trong các thế kỉ I-VI chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta như thế nào ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó đó
Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
=> Chính sách bóc lột của bọn đô hộ vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh: vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và những người thợ giỏi.
Câu 8:Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, nước ta trong các thế kỉ I-VI
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:
* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
* Thương nghiệp: phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.
- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…