Mở đầu Sinh học và Đại cương về thế giới thực vật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Vy Vy

Câu 1: Đặt điểm sinh sản của rêu.?

Câu 2 : Sinh sản hữu tính là gì.?

Câu 3 Khái niệm phân loại thực vật?.

Câu 4 So sánh cây có hoa và rêu có đặt điểm nào khác

Câu 5 Vì sao Việt Nam bị suy giảm tính đa dạng thực vật?.

Câu 6 Học Sinh chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ thực vật

Câu 8 Thực vật bảo vệ nguồn nước và đất như thế nào?

Câu 9: Cho 5 ví dụ cây lấy gỗ. ?

Câu 10 : ĐẶT điểm bên ngoài của cây thông?

Cau 11 Bộ phận nào của hoa phát triển thành quả?

Câu 12 Người ta trồng rừng ở các bờ đê bờ biển để làm gì

Đề thi ạ trả lôi giúp em nha.. ?

Then kìu... 😍

Nguyễn Hồng Thy
23 tháng 4 2018 lúc 19:30

Câu 1: Đặt điểm sinh sản của rêu.?

Đặc điểm cơ quan sinh sản của cây rêu -Có thân là lá thật nhưng đơn giản : rất bé nhỏ , thân không phân nhánh , lá mỏng ; chưa có mạch dẫn -Chưa có rễ thật . Có rễ giả : gồm những sợI nhỏ làm nhiệm vụ hút.

Câu 2 : Sinh sản hữu tính là gì.?

Sinh sản hữu tính là sự sinh sản có sự kết hợp giữa té bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, tạo thành hợp tử

Câu 3 Khái niệm phân loại thực vật?

- Trong Phân loại thực vật từ nhóm không được sử dụng chính thức. Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài

- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

- Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…

Câu 4 So sánh cây có hoa và rêu có đặt điểm nào khác

Cây có hoa Rêu
- Có hoa - Chưa có hoa
- Thân và lá có mạch dẫn - Thân và lá có mạch dẫn
- Có rễ thật - Cỏ rễ giả
- Sinh sản bằng hoa - Sinh sản bằng bào tử

Câu 5 Vì sao Việt Nam bị suy giảm tính đa dạng thực vật?.

Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

Câu 6 Học Sinh chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ thực vật

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
- Giữ môi trường xanh sạch, trong lành, .........

Câu 8 Thực vật bảo vệ nguồn nước và đất như thế nào?

Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

Câu 9: Cho 5 ví dụ cây lấy gỗ. ?

- Cây mít, Lim, Xà cừ, Tràm, Bạch đàn,...

Câu 10 : ĐẶT điểm bên ngoài của cây thông?

Thân gỗ.

Phân nhiều cành, vỏ ngoài có màu nâu,xù xì,để lại vết sẹo khi rụng lá.

Lá nhỏ hình kim, màu xanh đậm, mọc từ 2-3 lá trên 1 cành con rất ngắn.

Rễ: To, khỏe, mọc sâu

Thân: thân gỗ,phân nhiều cành,vỏ ngoài có màu nâu,xù xì

Lá: lá nhỏ hình kim,Mọc từ 2-3 lá trên .Một cành con rất ngắn

Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.

Nón cái:lớn hơn nón đực,mọc riêng lẻ từng chiếc.

Cau 11 Bộ phận nào của hoa phát triển thành quả?

- Qủa do bầu nhụy chứa noãn tạo thành

Câu 12 Người ta trồng rừng ở các bờ đê bờ biển để làm gì

- Chống sạt lở bờ biển.

- Chắn sóng, gió lớn khi có giông bão.

- Chống thất thoát chất dinh dưỡng ven bờ.
- Tạo thêm mảng xanh, góp phần điều hòa không khí.
- Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, là nơi trú ngụ của nhiều loài.
- Tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân nhờ nguồn lợi thủy sinh.

Trần Diệu Linh
23 tháng 4 2018 lúc 19:28

Câu 1

- Có cơ quan sinh sản là túi bào tử.

- Sinh sản bằng bào tử.

câu 2

Sinh sản hữu tính là sinh sản có hiện tượng thụ tinh. Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tọ thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

câu3

-Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nha và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.

câu4

Cây có hoa

Rêu

- Có hoa

- Chưa có hoa

- Thân và lá có mạch dẫn

- Thân và lá có mạch dẫn

- Có rễ thật

- Cỏ rễ giả

- Sinh sản bằng hoa

- Sinh sản bằng bào tử


câu 5
- Khai thác rừng quá mức
- Ở các vùng còn đốt rừng làm nương
- Chưa có sự quản lí chặt chẽ của các chính quyền
- Ý thức của người dân chưa tốt
- Do thiên tai, cháy rừng

Trần Diệu Linh
23 tháng 4 2018 lúc 19:41

câu 6

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

câu 8

-Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước:
+Giữ đất, chống xói mòn
+Hạn chế ngập lụt, hạn hán
+Bảo vệ nguồn nước ngầm

câu 9

- VD về cây lấy gỗ:

+ Cây tràm

+ Cây bạch đàn

+ Cây xoan

+ Cây phi lao

+ Cây thông

Câu 10

-Thân gỗ.

-Phân nhiều cành, vỏ ngoài có màu nâu,xù xì,để lại vết sẹo khi rụng lá.

-Lá nhỏ hình kim, màu xanh đậm, mọc từ 2-3 lá trên 1 cành con rất ngắn.

-Rễ: To, khỏe, mọc sâu

-Thân: thân gỗ,phân nhiều cành,vỏ ngoài có màu nâu,xù xì

-Lá: lá nhỏ hình kim,Mọc từ 2-3 lá trên .Một cành con rất ngắn

-Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.

-Nón cái:lớn hơn nón đực,mọc riêng lẻ từng chiếc.

CÂU 11

- Quả do bầu nhụy chữa noãn thụ tinh phát triển thành

câu 12

- Chống sạt lở bờ biển.
- Chắn sóng, gió lớn khi có giông bão.
- Chống thất thoát chất dinh dưỡng ven bờ.
- Tạo thêm mảng xanh, góp phần điều hòa không khí.
- Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, là nơi trú ngụ của nhiều loài.
- Tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân nhờ nguồn lợi thủy sinh.

Thời Sênh
23 tháng 4 2018 lúc 19:55

Câu 1

- Rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng: bào tử

- Đặc điểm túi bào tử: nằm trên đỉnh của cây rêu, bên trong có chứa bào tử.

Câu 2

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển cá thể mới. Câu 3 Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau củathực vật rồi xếp chúng. Câu 4 rêu khác với cây có hoa là :
- rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử ( còn cây có hoa sinh sản bằng hạt ).
- cây có hoa : cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, có mạch dẫn phát triển, sinh sản bằng hạt. Câu 5Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
Câu 6

Cần làm:

Ngăn chặn phá rừng Hạn chế khai thác thực vật quý hiếm Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn Cấm buôn bán và xuất khẩu các laoị quý hiếm Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng Câu 8

Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

Câu 9 bạch đàn, phi lao, xoan, hướng, tràm Câu 11

Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;

Câu 12 Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê.
Nguyễn Thảo My
23 tháng 4 2018 lúc 19:58

Câu 1 : Đặc điểm sinh sản của rêu : rêu sinh sản bằng bào tử, có túi bào tử chứa các túi bào tử nằm ở ngọn của cây rêu cái do sự thụ tinh tạo thành

Sự phát triển : Cây rêu trưởng thành -> túi bào tử -> túi bào tử chín->mở nắp -> bào tử rơi ra ngoài ->bào tử nảy mầm thành cây con -> Cây rêu trưởng thành ->...( Sinh sản hữu tính nhưng chưa có hoa)

Câu 2 : Sinh sản sinh dưỡng là : Sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản thường gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản dinh dưỡng. Cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan dinh dưỡng của cơ thể mẹ hoặc từ một phần của cơ thể mẹ. Có 2 hình thức sinh sản chính: sinh sản dinh dưỡng tự nhiên và sinh sản dinh dưỡng nhân tạo. 1.1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên Là sự tái sinh một cách tự nhiên để phục hồi lại các cơ quan đã mất hoặc hình thành một cơ thể mới. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên khá phổ biến ở thực vật bậc thấp (tảo lục đơn bào - Chlamydomonas, tảo Cát - Pinnularia . tăng số lượng của tế bào bằng hình thức phân bào không tơ). Đối với tảo đa bào (spirogyra), sinh sản dinh dưỡng bằng cách đứt khúc của thall hoặc của sợi tảo .).

Câu 3 : Phân loại thực vật là : Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

Câu 4 : Soasnh rêu với cây có hoa :
- Rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử ( còn cây có hoa sinh sản bằng hạt ).
- Cây có hoa : cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, có mạch dẫn phát triển, sinh sản bằng hạt.

Hoặc trình bày bằng bảng :

Rêu Cây có hoa
Chưa có rễ chính thức Có rễ thật sự
Không có hoa Có hoa
Cơ quan sinh sản : túi bào tử Cơ quan sinh sản : Hoa, Qủa, Hạt
Sống trong môi trường ẩm ướt Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi

Câu 5 :

Nguyên nhân : nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi , cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.

Câu 6 :

Biện pháp

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Câu 7 : - Đối với nguồn nước :

Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

- Đối với đất : Rễ cây có vai trò giữ đất. Do đó khi có mưa lớn, đất trên các đồi trọc dễ theo dòng nước trôi xuống, gây hiện tượng xói mòn. Cũng tương tự, nếu ven bờ sông, bờ biển không có cây giữ đất,khi có sóng mạnh hoặc bão cũng gây hiện tượng xói lở. => Thực vật giúp giữu đất, chống xói mòn.

Câu 8 : Ví dụ cây lấy gỗ :

- Bằng lăng

- Hoàng đàn rủ

- Lát hoa

- Muồng đen

- Pơ mu

- Sưa

- Thông tre

- Du sam

- Cẩm lai

- Cẩm liên

- Cẩm Thị

Câu 9 : Đặc điểm bên ngoài của thông :

- Thân gỗ

- Phân nhiều cành ,vỏ ngoài có màu nâu , xù xì, để lại vết sẹo khi rụng lá .

- Lá nhỏ hình kim, màu xanh đậm, mọc từ 2 -3 lá trên 1 cành con rất ngắn

- Rễ : to, khỏe, mọc sâu

- Thân gỗ, phân nhiều cành, vỏ ngoài có màu nâu, xù xì

- Nón đực : nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm

- Nón cái : lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc

Câu 11 : Bộ phận bầu nhụy của hoa phát triển thành quả ( chứa hạt )=> bảo vệ hạt

Câu 12 : Người ta trồng rừng ở bờ đê để :

- Chống sạt lở bờ biển.
- Chắn sóng, gió lớn khi có giông bão.
- Chống thất thoát chất dinh dưỡng ven bờ.
- Tạo thêm mảng xanh, góp phần điều hòa không khí.
- Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, là nơi trú ngụ của nhiều loài.
- Tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân nhờ nguồn lợi thủy sinh.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Sáng
Xem chi tiết
Huy Sama
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
trần quỳnh ny
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Shi Sou
Xem chi tiết
Trang Nguyễn Thu
Xem chi tiết
tth
Xem chi tiết