Ôn tập học kì II

Nguyễn Tú Uyên

Câu 1: Đặc điểm của hoa giao phấn? Hoa tự thụ phấn? lấy 2-3 VD minh hoạ?
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm? Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh. Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao?
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt kín.
Câu 4: Phân loại thực vật là gì? Có những bậc phân loại nào?
Câu 5: Kể tên các nghành thực vật đã học ( từ thấp đến cao ). Nêu đặc điểm chính của mỗi nghành?
Câu 6: Vì sao thực vật Hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Câu 7: Tại sao người ta nói " thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán"? Em làm gì để góp phần bảo vệ đa dạng thực vật ở nước ta?
Câu 8: Tại sao người ta lại nói " Rừng như một lá phổi xanh của con người"? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?
vuiGiúp mình với nhavui

Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:39

Câu 2 : Các điều kiện nảy mầm của hạt :
- Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…

Vì :

- Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
- Chọn hạt không sứt sẹo vì: đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường
- Chọn hạt không bị sâu, bệnh vì: để tránh những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:54

3.Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng( rễ cọc, rễ chùm, thân, gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,...); trong thân có mạch dẫn phát triển

- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả

- Hoa quả có nhiều dạng khác nhau

- môi trường sống đa dạng

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:35

Câu 1 : Hoa tự thụ phấnhoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

VD : Hoa đơn tính: hoa bầu, hoa bí, hoa ngô...
Hoa lưỡng tính: hoa bưởi, hoa lúa, hoa ổi...

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:41

*Vẫn câu 2 : Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao?

Trả lời : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/169615.html ( bạn vào để xem đáp án nha )

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:42

Câu 3 : Đặc điểm chung :

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, có đặc điểm chung là:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
+ Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được­ vỏ quả bao bọc kín
+ Có môi tr­ường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:45

Câu 4 : Việc tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật

Các bậc : Ngành -----> Lớp -------> Bộ -------> Họ -------> Chi ----> Loài

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:47

Câu 5 : Các ngành thực vật :

- Ngành tảo: cơ thể chưa có thân lá rể, sống chủ yếu ở nước là chính. - Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt. - Ngành quyết: có rễ thật, lá đa dạng, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều môi trường khác nhau. - Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn. - Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hoá nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa-quả-hạt . - Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi.
Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:47

Câu 6 : - Có lớp cutin chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước
- Hệ mạch dẫn phát triển --> vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ
- thụ phấn nhờ gió, côn trùng nên ko phải phụ thuộc vào nước --> khả năng thụ phấn cao hơn, có chọn lọc hơn
- Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển --> tỷ lệ nảy mầm, sống sót cao
- Hạt được bảo vệ trong quả --> tránh được các tác động bất lợi của điều kiện môi trường luôn thay đổi, phát tán tốt hơn

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:52

Câu 7 : Vì ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông suối, nước không thoát kịp, gây lũ lụt ở chỗ trũng. Mặt khác, tại nơi đó không giữ được nước, gây ra hạn hán.

Những việc em đã làm :

Ngăn chặn phá rừng Hạn chế khai thác thực vật quý hiếm Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn Cấm buôn bán và xuất khẩu các laoị quý hiếm Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:54

Câu 8 : Vì : http://ambn.vn/faq/1906-Tai-sao-nguoi-ta-lai-noi-Rung-cay-nhu-mot-la-phoi-xanh-cua-con-nguoi.html - bạn vào đây để xem câu trả lời nhé

Có rất nhiều cách để em bảo vệ môi trường nhưng điều em có thể làm là không vứt rác, em nhắc nhở các bạn cùng lớp bỏ rác vào thùng rác. Em sử dụng tiết kiệm điện, nước, có dịp em tham gia công trình thanh niên cùng với đoàn đội vệ sinh đường phố, có thể em giúp bố, mẹ trồng cây quanh nhà đó cũng là cách em giúp bảo vệ môi trường

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:55

Bạn nhớ ấn Tick ( đúng ) tất cả các câu trả lời của mình nhé bạn/ Chúc bạn học tốt vui

Bình luận (3)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:52

1.

Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn

Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác là hoa giao phấn.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:52

2. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm là :

+ Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp .

+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:53

2.Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:

- Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.

- Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:55

4.

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo..

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:56

5.

Giới thực vật

Thực vật bậc thấp (các ngành tảo)

Thực vật bậc cao (rễ giả, rễ thật, nghành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:57

6.

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 4 2017 lúc 16:59

7.* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.

* Những việc em cần phải làm bảo vệ đa dạng thực vật ở nước ta là:

- Không chặt phá, đốt rừng, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật. Luôn có ý thức yêu thiên nhiên.

Bình luận (0)
Duong Le
19 tháng 4 2017 lúc 19:47

tat ca cac cau ko co cau nao trong bai thi

Bình luận (0)
Hoàng Bảo Ly
23 tháng 4 2017 lúc 21:54

7/

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có rễ giữ đất ,tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giũ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hồ Ngọc Thiên Trúc
Xem chi tiết
Conan hay Swort art onli...
Xem chi tiết
My in Luv (Mio)
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
ARMY 2k7
Xem chi tiết
Đặng Trần Tây Thi
Xem chi tiết
Thảo Vi
Xem chi tiết
Đô Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm
Xem chi tiết