Câu 1: Chính sách bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc
Câu 2:Sự chuyển biến kinh tế của nước ta
Câu 3: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 4: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí
Câu 5: Nêu kết quả, bài học kinh nghiệm, đặc điểm, ý nghĩa của các cuộc chiến đấu dành lại tự chủ, độc lập
Câu 6: Nêu diễn biến của cuộc chiến thắng Bạch đằng
Câu 4 : diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí
*) Nguyên nhân : Do sự bóc lột , thống trị tàn bạo của nhà Lương nên nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh khởi nghĩa
*) Diễn biến : Mùa xuân ( 543) Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình ( Bắc Sơn Tây ) ông được hào kiệt khắp nơi hưởng ứng
- Gần 3 tháng , nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện Tứ Sử Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc cho đến tháng tư ( 542 ) nhà Lương huy động quân sang đàn áp bị quân ta đánh bại , ta giải phóng thêm Hoàng Châu
- Đầu năm ( 543 ) nhà Lương tấn công đợt 2 , quân ta chủ động dón đánh ở Hợp Quốc . Tướng địch bị giết , quân Lương bại trận
*) Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thắng lợi . Lý Bí lên ngôi đặt tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân , hiệu là Thiên Đức , dựng kinhđô ở vùng cửa sông Tô Lịch
Câu 6 : Nêu diễn biến của cuộc chiến thắng Bạch Đằng
*) Diễn biến : Cuối năm 938 , đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều đang lên
- Nước thuyer triều rút , Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại
*) Kết quả : Quân Nam Hán thuy to , vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước
1.
- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
2.
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
4.Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua lược đồ :
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
6.Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.