Câu 1: Cấu tạo tế bào thực vật. ( Vẽ hình, chú thích)
Câu 2: a/ So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật?
b/ Thế nào là mô, cơ quan, hệ cơ quan?
Câu 3: a/ Mô tả sự lớn lên của tế bào non và tế bào trưởng thành có gì giống và khác nhau
b/ Mô tả quá trình phân chia của tế thực vật. Từ 1 tế bào mẹ sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Câu 4: Nêu 7 dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể ( Nêu chi tiết) Câu 5: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm ( trên hình vẽ)
Tại sao nên thu hoạch sắn, cà rốt trước khi cây ra hoa?
Câu 6: Lấy ví dụ và phân biệt thân gỗ, thân cột, thân leo, thân bò?
Câu 7: Nêu các bộ phận của lá cây ( trên hình vẽ)
. So sánh lá đơn, lá kép ( cuống lá, lá chét, vị trí chồi nách)
Câu 8: Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây có ý nghĩa gì? Tại sao phải thường xuyên cung cấp đủ nước cho cây?
Ai nhanh tay mình tick nha. Cảm ơn mọi người!
2,a, Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân)
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
b,Mô: Tập hợp các tế bào (và có thể là cả các sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Cơ quan: Tập hợp các mô thực hiện một chức năng nhất định trong cơ thể.
- Hệ cơ quan: Tập hợp nhiều cơ quan có quan hệ về chức năng.
3, b, quá trình phân chia :
- nhân phân chia : từ 1 nhân tách thành 2 nhân riêng biệt.
- phân chia tế bào chất hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
5,* phân biệt:
Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con
- Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, sắn, củ cải,cà rốt..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
1) Cấu tạo của một tế bào thực vật: Chất tế bào, vách tế bào, nhân, màng sinh chất. Ngoài ra còn có không bào, lục lạp.( phần này bạn xem hình và chú thích ở trang 24 SGK nha!)
2)a)Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân)
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
b) -Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- Cơ quan là:cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng chung. Tập hợp các cơ quan theo một hệ thống được gọi là hệ cơ quan. Ở thực vật, các cơ quan chính là rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản. Ở động vật, có các hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ sinh sản...
-Hệ cơ quan là: Trong sinh học, một hệ cơ quan (hay hệ sinh học) là một nhóm các Cơ quan (sinh học) hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...
5)- Các cây sắn, cà rốt là các cây có rễ củ. Sau khi ra hoa, củ sẽ chuyển chất dinh dưỡng đã dự trữ lên nuôi cây. Do đó, khối lượng và chất dinh dưỡng ở phần củ giảm khiến năng suất không cao. Vì vậy cần thu hoạch chúng trước khi cây ra hoa.
6) Thân gỗ: cứng, cao, có cành: lim, táo, bưởi.
Thân cột: cứng, cao, không cành: dừa, thốt nốt.
Thân leo: leo bằng thân hoặc tua cuốn: mướp, bí.
Thân bò: bò lan sát mặt đất: dưa hấu.
7)Cấu tạo ngoài của lá cây gồm: cuống, gân, phiến lá.
Lá đơn: có cuống nằm ở dưới chòi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
Lá kép: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mamg một phiến( gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía dưới cuống chính, ko có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
6,
thân gỗ: cây đa
thân cột:
Thân leo: cây bìm bịp, cây đậu
Thân bò: cây rau má
7.
8.*Thoát hơi nước ở lá là sự sống quá trình đốt cháy lá. Cây xanh trong quá trình quang hợp hút năng lượn ánh sáng Mặt Trời, năng lượng này một phần được dùng trong quang hợp một phần thảy ra dưới dạng nhiệt làm tăng nhiệt độ lá cây. Nhờ có quá trình thoát hơi nước đã làm giảm nhiệt độ của quá trình đó. Do đó các hoạt dộng khác không bị rối loạn nhất là các hệ enzyme tổng hợp chất hữu cơ. Người ta thấy rằng các lá héo, sự thoát hơi nước chậm thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lá bình thường khoảng 4 - 6 độ C.
Thoát hơi nước còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, duy trì tính chất nguyên sinh bảo đảm cho cơ thể hoạt dộng bình thường
Nói một cách khác, thoát hơi nước là sự cần thiết đối với cây trong quá trình sống.
*Khi cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ có điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, đạt hiệu quả năng suất cao. nước rất cần cho các hoạt động sống của cây, góp phần tạo nên các cơ quan trong thực vật…