Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“... Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến ...”
(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi. (1,5 điểm)
c. Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Hàng ngày, việc thiếu tôn trọng bạn bè cùng trường, cùng lớp có thể dẫn đến những hành động, hậu quả không hay. Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của thái độ biết tôn trọng, yêu quý bạn bè.
Câu 3: (5,0 điểm)
Những nơi ta đi qua, những cảnh vật ta trông thấy – ngôi trường, khu phố, con đường... dù ít dù nhiều cũng để lại cho ta ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một khung cảnh mà em yêu thích nhất.
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“... Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến ...”
(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi. (1,5 điểm)
c. Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? (1,0 điểm)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
+ phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là miêu tả.
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi. (1,5 điểm)
+ Người anh trai à ! dù em mình có giỏi hơn mình thì cũng là một điều đáng tự hào chứ ? Được làm anh của một cô bé giỏi giang, tốt bụng là tốt lắm còn gì ? Anh đừng ganh tị với em ấy mà nên chúc mừng cho em và động viên em nữa chứ !
c. Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? (1,0 điểm)
Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa.
+ Kiểu so sánh không ngang bằng
Câu 2: (2,0 điểm)
Hàng ngày, việc thiếu tôn trọng bạn bè cùng trường, cùng lớp có thể dẫn đến những hành động, hậu quả không hay. Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của thái độ biết tôn trọng, yêu quý bạn bè.
Câu 3: (5,0 điểm)
Những nơi ta đi qua, những cảnh vật ta trông thấy – ngôi trường, khu phố, con đường... dù ít dù nhiều cũng để lại cho ta ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một khung cảnh mà em yêu thích nhất.
Vì thời gian có hạn nên mình giúp bạn câu 2 nhé!
Bài làm:
Hiện nay, vấn đề mâu thuẫn giữa các em học sinh đang là một vấn đề nóng, một vấn đề thời sự mà phóng viên cũng như nhà báo đang tìm kiếm. Trên các giảng đường hay là học đường, ta sẽ bắt gặp những học sinh đánh nhau, chửi nhau, thậm chí là uy hiếp lẫn nhau. Một trong những nguyên nhân dẫn tới vấn đề đó chính là những việc làm, hành vi thiếu tôn trọng bạn bè, gây ra những suy nghĩ phản cảm. Vậy, việc làm ấy sẽ để lại những hậu quả gì? Hậu quả là chúng ta sẽ mất đi một tình bạn, mất đi một người bạn và gặp hàng loạt rào cản trước mâu thuẫn, sích mích đó. Vậy chúng ta cần phải hàn gắn tình cảm bạn bè bằng những hành động thiết thực: giúp đỡ lẫn nhau, cùng tham gia các hoạt động tập thể và đặc biệt hơn cả là phải tôn trọng lẫn nhau. Việc tôn trọng nhau là một việc khó, nó rất quan trọng để có một tình bạn đẹp. Bởi lẽ cơ sở để có một tình bạn ý nghĩa là hai bên tin tưởng nhau, tôn trọng nhau. Chúng ta hãy cùng nhau điều chỉnh thái độ, suy nghĩ để có thể đem được kết qua tốt hơn trong tình bạn nhé!