Câu 1: (3.0 điểm):
a.Chép tiếp câu thơ sau để hoàn thành đoạn thơ:
“Bác thương đoàn dân công
.................
Mong trời sáng mau mau”
b. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu thể thơ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên?
c. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Câu 2: (2.0 điểm):
a.Thế nào là so sánh?
b.Chỉ ra phép so sánh và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
câu 1a
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Mong trời sáng mau mau”
1b
đoạn thơ trích trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. bài thơ ra đời trong hoàn cảnh : vào 1 đêm cuối mùa đông năm 1950 , quân ta vừa từ chiến trường Bình - Trị Thiên ra Thanh Hóa.
câu 1:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Trải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Đoạn trích trên trích trong bài thơ : Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
Thể Thơ: năm chữ
Hoàn cảnh sáng tác : trên đường đi năm chiến dịch năm 1950 , anh đội viên đã chứng kiến được câu chuyện này và đã kể cho người bạn là nhà thơ : MINH HUỆ và tác giả đã dựa vào câu chuyện đó mà viết lên bài thơ này
- Giá trị và nội dung đặc sắc của bài thơ là : bài thơ đã nêu lên tình cảm yêu thương , quý mến của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân ta đồng thời cũng nêu lên tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội và nhân dân ta với Bác Hồ
câu 2:
a, so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để tăng thêm sức gợi hình gời cảm cho sự diễn đạt
Trong đoạn thơ , các phép so sánh là :
quê hương là chùm khế ngọt
quê hương là đường đi học
tác dụng của chúng là : giúp bày tỏ được tình cảm yêu mến của tác giả với quê hương thân yêu , giúp bài thơ thêm sâu sắc, ý nghĩa, làm hình ảnh quê hương trở nên cụ thể gần gũi, sinh động .