Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị thúy

cảm nhận của em về câu thơ sau:

" ngoài thềm rơi chiếc lá đa

tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

Phùng Thị Ánh Linh
22 tháng 4 2017 lúc 12:25

Trong hai câu thơ trên , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . " Tiếng rơi " của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác " rất mỏng " và hơn nữa bằng thị giác " rơi nghiêng " . Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy , nhà thơ đã khiến cho người đọc như được chạm tay , như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá rơi bên thềm . Câu thơ vì thế đã trở nên tinh tế và sinh động hơn nhiều

CHÚC BN HỌC TỐT

Thảo Phương
22 tháng 8 2017 lúc 7:25

Dù cách xa thời Nguyễn Trãi nhưng trước thực cảnh Côn Sơn, Trần Đăng Khoa cũng đã bằng trực giác của mình quan sát và tái hiện lại khung cảnh rất đặc sắc , đặc biệt là vẻ đẹp lúc đêm về ở Côn Sơn. Chính thực cảnh ấy đã gợi nên ở tác giả biết bao cảm xúc, Khoa cũng đã khắc họa vào thơ với tâm hồn của một người thưởng ngoạn. Gần hơn nữa trước mắt tác giả là hình ảnh “chiếc lá đa rơi”,Khoa còn cảm nhận được cả tiếng rơi ấy: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Khả năng tưởng tượng của Khoa đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Trước hết Khoa đã mượn hình ảnh chiếc lá đa dù ở Côn Sơn không có loại cây này và tạo dáng cho nó như một nhà nghệ sĩ đang vẽ, âm thanh toát ra từ chiếc lá với độ “mỏng” và có hướng “nghiêng” quả là chỉ có ở Khoa mà thôi. Nhưng điều đó chứng tỏ Khoa là người có kinh nghiệm quan sát và đã thẩm thấu đựơc hình ảnh một “chiếc lá chao nghiêng trong gió”, một điều mà hẳn chúng ta cũng thấy nhưng mà không dễ nhận ra. Độc đáo của Khoa là ở chỗ ấy.........(Tự làm tiếp nha)

Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 7:30

Gợi ý:

Chính thực cảnh ấy đã gợi nên ở tác giả biết bao cảm xúc, Khoa cũng đã khắc họa vào thơ với tâm hồn của một người thưởng ngoạn. Gần hơn nữa trước mắt tác giả là hình ảnh “chiếc lá đa rơi”,Khoa còn cảm nhận được cả tiếng rơi ấy: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Khả năng tưởng tượng của Khoa đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Trước hết Khoa đã mượn hình ảnh chiếc lá đa dù ở Côn Sơn không có loại cây này và tạo dáng cho nó như một nhà nghệ sĩ đang vẽ, âm thanh toát ra từ chiếc lá với độ “mỏng” và có hướng “nghiêng” quả là chỉ có ở Khoa mà thôi. Nhưng điều đó chứng tỏ Khoa là người có kinh nghiệm quan sát và đã thẩm thấu đựơc hình ảnh một “chiếc lá chao nghiêng trong gió”, một điều mà hẳn chúng ta cũng thấy nhưng mà không dễ nhận ra. Độc đáo của Khoa là ở chỗ ấy.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
Askaban Trần
Xem chi tiết
Mai Mèo
Xem chi tiết
Hoa Học Trò
Xem chi tiết
Vui Luna
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Ngố
Xem chi tiết