Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Phương Uyên

Cách kể về một câu chuyện tưởng tượng.

Cửu vĩ linh hồ Kurama
5 tháng 12 2016 lúc 22:26

Như vậy, kể chuyện tưởng tượng, người kể một mặt vẫn phải đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn tự sự; mặt khác, dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc (người nghe), thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.

Võ Nguyễn Gia Khánh
6 tháng 12 2016 lúc 8:58
Lưu ý:- Bố cục của bài văn: bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)- Tưởng tượng ra các nhân vật.- Tưởng tượng ra câu chuyện: các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.- Chủ đề của câu chuyện mà mình tưởng tượng: nhằm khẳng định điều gì, phê phán điều gì, ca ngợi ai, cái gì?- Yêu cầu chung: mặc dù có thể phát huy tối đa khả năng tưởng tượng nhưng vẫn phải đảm bảo sự hợp lí, chẳng hạn: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì không thể biết nói tiếng người (người kể đã tưởng tượng ra) nhưng rõ ràng mỗi con vật đã thể hiện đúng đặc điểm thực của chúng như chúng ta vẫn thấy hàng ngày (ví dụ đặc điểm cuộc sống của trâu: Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão sâu đằng mũi,...)
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 12 2016 lúc 15:23
2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượnga) Đọc truyện Sáu con gia súc so bì công lao và cho biết:- Người ta đã tưởng tượng những gì trong truyện này?- Dựa trên cơ sở sự thật nào để tưởng tượng?- Tưởng tượng như vậy để làm gì?Gợi ý:- Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ.- Câu chuyện tưởng tượng dựa trên sự thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.- Câu chuyện tưởng tượng về sự so bì của các giống gia súc nhằm: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì.b) Các truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Sáu con gia súc so bì công lao, Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu có bố cục như thế nào, có giống với một bài tự sự thông thường không?c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng, người kể một mặt vẫn phải đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn tự sự; mặt khác, dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc (người nghe), thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.
Lưu Hạ Vy
7 tháng 12 2016 lúc 15:28

Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt chuyện.
(Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
*Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).
*Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).
*Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ

Dàn bài chung: ( Mk cho bn luôn dàn bài để làm nha )
*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?…).
*Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra.
(Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụngcả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).
*Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hữu Thịnh
Xem chi tiết
Hoa Hồng Tỏa Sáng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Duong Nguyen
Xem chi tiết
Trần Hà Phương
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn nari
Xem chi tiết
Katerin
Xem chi tiết
Công Tử Họ Nguyễn
Xem chi tiết