Các bạn làm giúp tớ nhé! Ai làm được tớ 10 điểm tớ tick
Câu 1 (4.5 điểm): Tháp Epsphen (Eiffel) ở Pari, thủ đô nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng nhất thế giới. Các phép đo chiều cao tháp ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao hơn 10 cm. Tại sao có sự kì lạ đó? Hãy giải thích hiện tượng trên biết rằng tháng 1 là mùa Đông, tháng 7 là mùa Hạ.
Câu 2 (5.5 diểm): Ở 0°c một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích là 100 cm. Khi nung nóng hai quả cầu
lên 50 °c thì quả cầu bằng sắt có thể tích là 120 cm, quả cầu bằng đồng có thể tích là 130 cm
a/ Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu
b/ Quả cầu nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn
10 điểm thì bn ms chịu? (t chỉ bổ sung)
Câu 1: Do khi nhiệt độ tăng, tháp Epsphen nóng lên, nở ra, thể tích tăng nên người ta thấy tháp Epsphen cao hơn
Câu 2: Gọi thể tích lúc đầu của cả sắt và đồng là V1
Gọi thể tích lúc sau của sắt là V2 ; thể tích lúc sau của đồng là V3
Độ tăng thể tích của quả cầu sắt:
Vs = V2 - V1 = 120 – 100 = 20 (cm3)
Độ tăng thể tích của quả cầu đồng:
Vđ = V3 – V1 = 130 – 100 = 30 (cm3)
b) Quả cầu đồng có sự giãn nở hơn quả cầu sắt (30cm3 > 20cm3)
Câu 1:
Vì khi trời nóng tháp Epsphen (Eiffel) sẽ dãn nở làm cho tháp cao lên.
Câu 2:
a) Độ tăng thể tích quả cầu bằng sắt là:
Vsau - Vđầu = 120 - 100 = 20 (cm)
Độ tăng thể tích quả cầu bằng đồng là:
Vsau - Vđầu = 130 - 100 = 30 (cm)
b) Quả cầu đồng có sự dãn nở vì nhiệt nhiều hơn quả cầu sắt.
Câu 1 : Vì tháng 1 là mùa đông nên tháp lạnh đi co lại , còn tháng 7 là mùa Hạ nên tháp nóng lên nở ra làm cho tháp cao thêm hơn 10cm
Câu 2 : Giải
Thể tích tăng lên của quả cầu sắt :
120-100=20(cm3)
Thể tích tăng lên của quả cầu bằng đồng là:
130-100=30(cm3)
Vậy quả cầu bằng đồng giãn nỡ vì nhiệt nhiều hơn vì :30>20
Chúc bạn học tốt nha !