Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thúy Ngân

Các bạn giúp mình với mình đang cần ghấp bạn nào trả lời đc mìn sẽ cho điểm:

1. Tìm các từ láy.

a, Tả tiếng cười, ví dụ : khanh khách.

b, Tả tiếng nói, ví dụ : ồm ồm.

c, Tả dáng điệu, ví dụ : lom khom.

2. Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà bạn cho là chưa phù hợp.

3. Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình. Trong bài văn, em sử dụng ít nhất 3 từ mượn. Gạch dưới các từ mượn đó.

Các bạn cố giúp mình đi mà mình cần gấp lắm. Cảm ơn

Minamoto Sakura
30 tháng 8 2017 lúc 17:46

1. Các từ láy :
a) Tả tiếng cười : sằng sặc, hô hố, ha hả, ra rả, khinh khích, rúc rích, toang toác, khúc khích, tủm tỉm, giòn giã...
b) Tả tiếng nói : thỏ thẻ, lí nhí, léo nhéo, xì xào, nhỏ nhẻo, khàn khàn, oang oang, làu bàu...
c) Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, đỏng đảnh, nghênh ngang, ngông nghênh,uyển chuyển, bệ vệ, thênh thang, lênh khênh, èo uột, lả lướt...
2. Từ mượn chưa đúng cách :
phi cơ (máy bay) , hỏa xa (xe lửa) , phôn (gọi) , fan (người hâm mộ) , ...
3. Tả người thân ( Mẹ )
*
Ở bài, những từ in đậm là từ mượn *
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.

Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, những bản sonate trên radio là sự giải trí tốt nhất, vậy mà lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, xua cả dự định trước đó, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ, dần dà, cả hai dường như đã là đôi bạn tri kỉ không thể rời xa, tựa cái bóng và chủ nhân của nó. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!
Nguyễn Thị Hồng Nhung
30 tháng 8 2017 lúc 18:14

3.

Ông em năm nay đã bảy mươi tám tuổi, tóc đã bạc trắng. Ông là một người giản dị, hiền từ. Ngoại hình của ông thon thả, đôi mắt hiền từ lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với em về bất cứ vấn đề nào mà em không dám chia sẻ với bố mẹ, như là điểm kém, bị mắng ở lớp hay đánh nhau với bạn...

Đôi tay ông gầy gò vì đã có tuổi, nhưng ông rất khỏe, sáng nào ông cũng dậy sớm tập thể dục rồi ra quét vườn, nghe tiếng chim hót. Đối với ông, một buổi sáng như thế này là buổi tinh thần ông được thư thái nhất. Ông rất thích thư giãn vào buổi này bằng cách hưởng cái không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng. Như thường lệ, buổi sáng ông quét vườn và ăn sáng, buổi trưa ông đi dạo quanh nhà, buổi chiều ông phụ bà tôi làm các công việc nhà như dọn dẹp, cho mèo ăn, nấu cơm. Mặc dù làm nhiều như vậy nhưng ông luôn thấy thoải mái, lúc nào cũng tươi cười vui vẻ.

Buổi tối, ông hay ngồi xem tivi hoặc đọc báo rồi ông khóa cửa đi ngủ. Những lúc dỗi, ông thường kể truyện cho các cháu nghe, ông kể đủ loại truyện, nào là truyện dân gian, nào là truyện cười, chuyện hồi nhỏ của ông... Ông rất giỏi về địa chất, em còn nhớ, hồi tháng ba năm nay, ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về địa chất. Ông còn là một họa sĩ, ông vẽ rất giỏi, những bức tranh nào em nhờ ông vẽ cũng được điểm chín và mười. Hồi nhỏ, ông học rất giỏi, lúc nào cũng xếp thứ nhất lớp. Ông học tất cả các môn.

Ông còn kể với em, hồi chiến tranh, ông phải chăm sóc từng miếng ăn, áo mặc cho bố em, bác em và cô em. Tất cả mọi người phải trốn dưới hầm, ở trên đầy tiếng súng, bom nghe rất sợ. Hồi đó còn không có tivi để xem, chỉ đi học và mỗi khi loa phát thanh kêu có máy bay và giặc của Mỹ đến là mọi người lại ồ ạt xuống hầm để trốn. Ông rất thích đi du lịch, vì mỗi lần đi là ông lại thấy sảng khoái, được thư giãn. Vì vậy, mỗi lần nghỉ hè bố mẹ em đều tổ chức cho cả nhà đi du lịch biển, nhiều nhất là Đà Nẵng. Vẫn như ở nhà, ông thức dậy sớm vào buổi sáng và đi dạo, tập thể dục cùng với những người già khác và ông làm quen được với rất nhiều người. Buổi chiều ông ra tắm biển. Biển Đà Nẵng xanh và trong vắt như thủy tinh. Ông thường bơi ra xa, sau khi bơi được nhiều vòng, ông vào trong để chơi với các cháu, nhảy sóng với các cháu. Sau mỗi lần tắm biển, ông tôi, em tôi "thu hoạch" được rất nhiều vỏ sò, ốc và những con còn sống để mang về Hà Nội làm quà kỉ niệm cùng với chai nước biển và ít cát để nuôi chúng.

Em rất yêu ông, em chỉ mong ông sống được trăm tuổi, sống mãi với gia đình em và dù ông có đi đến phương trời nào đi chăng nữa thì hình ảnh của ông vẫn còn mãi trong tâm trí em, không bao giờ phai.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
30 tháng 8 2017 lúc 18:12

1. Tìm các từ láy.

a) Tả tiếng cười: sằng sặc, khúc khích, hô hố, ha hả, hề hề, hềnh hệch,... b) Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, the thé, lầu bầu, léo nhéo,... c) Tả dáng điệu: lom khom, lừ dừ, lả lướt, nghênh ngang, tất bật, bộ vệ, lênh khênh,... 2. VD:Nhi đồng đang học bài con chó đã hi sinh

Thúy Ngân
30 tháng 8 2017 lúc 20:14

Các bạn ơi 1 bài văn ngắn thôi mà sao các bạn viết dài thế😭😭😭

Minamoto Sakura
3 tháng 9 2017 lúc 15:56

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/428723.html


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn ly
Xem chi tiết
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết
Đặng Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
My Thảo
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết
Hoàng Mỹ Anh
Xem chi tiết
Thúy Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết