C1:Phân biệt cấu tạo trong của than non và rễ. C2: Nêu đặc điểm của rễ chùm và rễ cọc? Cho ví dụ minh họa? C3: Kể tên các loại rễ biến dạng và nêu chức năng của chúng? C3:Kể tên 5 loại cây lương thực và Theo em những loại cây lương thực thường là cây một năm hay cây lâu năm. C4: Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào giai đoạn nào? Vì sao?
Câu 1: * Giống nhau: Đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch, ruột).
*Khác nhau:
Cấu tạo thân non | Cấu tao rễ |
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác, xếp sít nhau, có lông hút. | Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau, không có lông hút. |
Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục | Thịt vỏ: có 1 số tế bào diệp lục |
Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẻ thành 1 vòng | Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong |
Câu 2:
+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc chìa ra xung quanh.
Ví dụ: rễ cọc: cây cam , bưởi, xoài,.....
Rễ chùm: lúa, hành, ngô,.....
Câu 3:
+ Rễ củ: phần rễ phình to , tạo củ, chứa chất dự trữ cho cây lúc ra hoa, tạo quả.
+ Rễ móc: rễ phụ mọc ra từ thân, giúp cây bám vào trụ để kéo lên.
+ Rễ thở: rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
+ Giác mút: rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Câu 4:
Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu. Cây lương thực thường là cây một năm.
Câu 5:
Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào giai đoạn sinh trưởng như đâm chồi, chuẩn bị ra hoa, kết quả. Vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.