Bài 23 : Sông và hồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thảo Linh

Bằng vốn hiểu biết của mk , em hãy nêu lợi ích và khó khăn của sông ngòi với sản xuất và đời sống .

Lưu Hạ Vy
16 tháng 3 2017 lúc 19:27

* Lợi ích :

- Cung cấp nc cho sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và sinh hoạt

- Xây dựng các nhà máy thủy điện

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản

P/s : Mk k bt khó khăn ntn :P , xl pn nhs :((

Anh Triêt
16 tháng 3 2017 lúc 19:27

Tham khảo nha:

=> Thuận lợi :
- Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp
- Phát triển ngành nuôi thủy sản
- Tạo các nhà máy thủy điện
- Điều hòa chế độ nước sông

Khó khăn :
- Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
- Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp

* Xem thêm :
Một vài đặc điểm về hình thái cơ bản

Đồng Nai là một hệ thống có lượng nước phong phú, do lưu vực này ở sườn đón gió mùa tây nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên lượng mưa ở đây khá lớn có thể tới 2.300mm/ năm và mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng trong năm: tháng V-X hay có khi là tháng IV-X dương lịch. Tổng lượng dòng chảy của toàn hệ thống vào khoảng hơn 43,1.109m3/năm, trong đó phần của sông Bé chiếm gần 1/4 và của sông La Ngà hơn 1/8 tổng lượng chung. Lượng nước này lớn hơn nhiều so với các hệ thống: Thái Bình, Mã, Cả ở phía bắc. Thể hiện cho lượng nước phong phú này, có thể biểu thị bằng các đại lượng đặc trưng: môđul dòng chảy và hệ số dòng chảy. Môđul dòng chảy bình quân của toàn hệ thống là 40,6l/s-km2 tức là lớn hơn môđul dòng chảy bình quân của các sông phía nam hay trong cả nước. Lượng dòng chảy của sông chính (Đa Dung) vào loại trung bình: 32,2l/s-km2, còn trong toàn hệ thống, lượng nước đã được cung cấp chủ yếu từ các lưu vực phụ lưu: sông Bé trên cao nguyên Mnông, sông La Ngà trên cao nguyên Di Linh. Môđul dòng chảy của các sông này khá lớn: Bé: 45l/s-km2, La Ngà: 42,3 l/s-km2. Lượng dòng chảy của Đa Nhim trên cao nguyên Đà Lạt nhỏ chỉ vào khoảng: 23,2 l/s-km2 và thấp nhất là trong hệ thống sông Sài Gòn: 20l/s km2. Hệ số dòng chảy của toàn hệ thống khá lớn, vào khoảng 0,56, tức là tương tự với trị số bình quân trong toàn quốc; trong đó của vòng chính vào khoảng 0,54, của sông Bé khoảng 0,60, của La Ngà khoảng 0,57, còn của Đa Nhim khoảng 0,44 và của sông Sài Gòn là 0,31... Do đó , hệ thống sông Đồng Nai có một nguồn nước phong phú cung cấp cho đồng bằng Nam Bộ và Thuận Hải, nhất là trong những năm tới.

Toàn hệ thống có chế độ nước chảy đơn giản trong mùa mưa thường có dạng 2 đỉnh. Trong năm thủy văn chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau (trừ một vài trạm có chế độ nước khá phức tạp như: Dran, Kađô trên Đa Nhim). Tại đây, ngoài mùa lũ chính thức còn một mùa lũ tiểu mãn ngắn ngủi. Đặc biệt một vài trạm lại có dạng 2 đỉnh trong một mùa lũ như Đa Dung trên Đa Dung, Tân Uyên trên Đồng Nai, Cần Đăng trên Bến Đá... Đặc điểm này là do tác dụng điều tiết tự nhiên của lưu vực, nhất là vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng dầy. Cũng do tác dụng điều tiết tự nhiên lớn, nên cường độ lũ của hệ thống sông Đồng Nai không lớn lắm: lượng nước mùa lũ dao động trong khoảng 50,4 - 81,6% và trung bình vào khoảng 68% tổng lượng nước cả năm. Trong khi đó, thời đoạn lũ kéo dài chủ yếu là 5 tháng/năm, chỉ một bộ phận nhỏ có thời đoạn lũ là 4 tháng/năm (lưu vực Đa Nhim). Do đó lượng nước bình quân của mỗi tháng lũ chỉ vào khoảng 14% lượng nước cả năm. Lưu lượng bình quân tháng đỉnh lũ các trạm là 22,6% cả năm. Lưu lượng khoảng 14,2 - 32,8% và bình quân hệ thống dao động trong lượng bình quân của các tháng nhỏ nhất trong mùa cạn khoảng 0,47 - 5,31% và trung bình là 2,74% lượng nước cả năm. Tỉ số đặc trưng chế độ nước của hệ thống khoảng 8m2 (nhỏ hơn sông ngòi toàn quốc nhiều). Như vậy, đặc trưng chế độ nước ở đây khá điển hình.

Thời gian lũ của hệ thống bắt đầu khá muộn so với mùa mưa. Một số nơi có mùa lũ xảy ra trong các tháng VII-X dương lịch, hay có khi là các tháng IX-XII dương lịch, còn nhìn chung là ở các tháng VII-XI dương lịch. Mùa mưa ở đây xảy ra trong các thángV-X, như vậy mùa lũ chậm đi 2-4 tháng so với mùa mưa. Đó cũng là tác dụng điều tiết của lưu vực. Tháng đỉnh lũ có thể xảy ra trong các tháng VII hay XI dương lịch, song chủ yếu là tháng X, và nhất là tháng IX dương lịch. Như vậy tháng đỉnh lũ thường trùng với tháng có lượng mưa bình quân lớn nhất.

Dòng chảy nhiệt của hệ thống Đồng Nai cũng thuộc loại khá lớn. Đó là điều kiện khí tượng thủy văn, đặc biệt là lượng nước phong phú và vĩ độ địa lý. Tuy vậy, dòng chảy này có phần bị hạn chế do điều kiện địa hình, rõ nhất là do cao độ. Độ cao bình quân của toàn lưu vực vào khoảng 750 m và nhiều phụ lưu, hay phần thượng lưu sông phát triển trên các cao nguyên cao trung bình tới 1.000 - 1.500m. Lưu lượng dòng chảy nhiệt bình quân nhiều năm vào khoảng: 37,907.106 kcal/s tương ứng với tổng lượng dòng chảy này khoảng 195,2.1012 kcal/năm. Trong lượng dòng chảy nhiệt, phần đóng góp của các phụ lưu rất khác nhau. Lớn nhất là lưu vực sông Bé, với lưu lượng bình quân nhiều năm là 7,452.106 kcal/s, chiếm khoảng 19% tổng lượng chung. Còn nhỏ nhất là suối Cam Ly, với lưu lượng bình quân là 0,189.106 kcal/s tương đương với khoảng 0,5% tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực. Sự khác nhau giữa lượng dòng chảy nhiệt, một phần là do chênh lệch về lượng dòng nước và mặt khác là chênh lệch nhiệt độ. Nhiệt độ nước bình quân nhiều năm của Đồng Nai tại Trị An là 27,7oC, còn của sông Bé tại Phước Hòa là 27,5oC, của rạch Sanh Đôi tại Lộc Ninh là 27,3oC, của sông Bến Đá tại Cần Đăng là

Future In Your Hand ( Ne...
5 tháng 4 2017 lúc 19:32

Bằng vốn hiểu biết của mình , em hãy nêu lợi ích và khó khăn của sông ngòi với sản xuất và đời sống?

TL: + Thuận lợi:

- Có giá trị về thủy điện, sản xuất ra điện năng
- Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, đem lại lượng phù sa lớn giúp cây cối phát triển tươi tốt, bồi đắp nên các đồng bằng
- Hệ thống sông chằng chịt có thể phát triển giao thông đường sông, giao lưu văn hóa, buôn bán giữa các vùng và các nước
- Phát triển ngành đánh bắt thủy sản
- Phát triển du lịch

+ Khó khăn

- Gây ra bão, lũ lụt đột ngột

- Có nhiều hệ thống lớn nhưng không đều dẫn đến gây ra lũ lụt vào mùa hè

Phạm Tùng Lâm
5 tháng 4 2017 lúc 21:35

- Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp
- Phát triển ngành nuôi thủy sản
- Tạo các nhà máy thủy điện
- Điều hòa chế độ nước sông

♦ Khó khăn :
- Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
- Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp

Cấn Tú Quyên
30 tháng 4 2017 lúc 17:44

Lợi ích:
-Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
-Phát triển giao thông đường thuỷ.
-Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
-Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
-Điều hoà nhiệt độ.
-Tạo cảnh quan mội trường.
...
Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.


Các câu hỏi tương tự
Lê Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Vi
Xem chi tiết
Linh Hà
Xem chi tiết
Yến Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Ngọc Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Phương Linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hiếu
Xem chi tiết