Một người đi dọc theo một con đường (h.26) với vận tốc v km/h.
Nếu ta quy ước chiều từ trái sang phải là chiều dương thì vận tốc và quãng đường đi từ trái sang phải được biểu thị bằng số dương còn vận tốc và quãng đường đi từ phải sang trái được biểu thị bằng số âm. Hiện tại người đó đang ở điểm O. Ta cũng quy ước rằng thời điểm hiện tại được biểu thị bằng số 0, thời điểm trước đó biểu thị bằng số âm và thời điểm sau đó được biểu thị bằng số dương. Chẳng hạn nếu t = - 2 có nghĩa là trước đó 2 giờ (hay 2 giờ nữa người đó mới đến được địa điểm O). Hãy xác định vị trị của người đó so với địa điểm O với từng điều kiện sau :
a) \(v=4;t=2\)
b) \(v=4;t=-2\)
c) \(v=-4;t=2\)
d) \(v=-4;t=-2\)
Biết rằng \(3^2=9\). Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9 ?
Biết rằng \(4^2=16\). Còn có số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 16 ?
Bài 3.38 trang 72 Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:
Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?
. Bình muốn cắt một tấm bìa hình chữ nhật có kích thước bằng 112 cm và 140 cm. Bình muốn cắt thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết không còn mảnh nào. Tính độ dài cạnh hình vuông có số đo là số đo tự nhiên (đơn vị đo là cm nhỏ hơn 20cm và lớn hơn 10 cm).
Tính \(27.\left(-5\right)\) từ đó suy ra kết quả :
a) \(\left(+27\right).\left(+5\right)\)
b) \(\left(-27\right).\left(+5\right)\)
c) \(\left(-27\right).\left(-5\right)\)
d) \(\left(+5\right).\left(-27\right)\)
Tính \(22.\left(-6\right)\). Từ đó suy ra các kết quả :
\(\left(+22\right).\left(+6\right)\) \(\left(-22\right).\left(+6\right)\) \(\left(-22\right).\left(-6\right)\) \(\left(+6\right).\left(-22\right)\)
Chọn từ “âm”, “dương” thích hợp cho “?”
a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên “?”
b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên “?”
c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên “?”
d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên "?"
Câu 1: Các số là bội của 3 là: 0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39; 42; 45; 48; 51; 54; 57;....
Các số là ước của 54 là: 1; 2; 3; 6; 9; 18; 27; 54.
Các số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54 là: 3; 6; 9; 18; 27; 54
Vậy có 6 số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54
Câu 2: 180 = 22 x 32 x5
Số ước 180 là: 3 x 3 x 2= 18 ước.
Các ước nguyên tố của 180 là: {2;3;5} có 3 ước.
Số ước không nguyên tố của 180 là: 18 - 3 = 15 ước.
Câu 3: Ba số nguyên tố có tổng là 106 nên trong ba số này phải có 1 số chẵn => Trong ba số nguyên tố cần tìm có 1 số hạng là số 2.
Tổng hai số còn lại là 106 - 2 = 104.
Gọi 2 số nguyên tố còn lại là a và b (a > b).
Ta có a + b = 104 => Để số a là số nguyên tố lớn nhất nhỏ nhất thì b phải là số nguyên tố nhỏ nhất.
Số nguyên tố b nhỏ nhất là 3 => a = 104 - 3 = 101 cũng là 1 số nguyên tố (thỏa mãn yêu cầu đề bài).
Vậy số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn yêu cầu đề bài là 101.