Bài 1 : Trong truyện ''Em bé thông minh'', nhà vua đã làm cách nào để chọn người tài ? Em nghĩ thế nào về cách chọn người tài của nhà vua ?
Bài 2 : Qua những thử thách mà Thạch Sanh trải qua, nhân vật bộc lộ những phẩm chất gì ?
Bài 3 : So sánh truyện truyền thuyết với cổ tích ? Truyện ngụ ngôn với truyện cười
Câu 1: Trong truyện '' Em bé thông minh '', nhà vua đã dùng cách ra những câu đố oái ăm, ngược đời để tìm ra người có tài giúp nước.
Em thấy nhà vua là một người tài đức, biết hỏi những câu đố ngược với cuộc sống, không thể làm được để tìm ra người tài vì chỉ có người tài thực sự mới nghĩ cách giải quyết được.
Câu 2: Qua những thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ tính chất lương thiện, tốt bụng, dũng cảm, tài giỏi và biết phân xử công bằng rõ ràng của mình.
Câu 1 :Trong câu chuyện Em bé thông minh ,nhà vua đã đi khắp nơi để chọn người tài . Ông ra các câu đó ,câu hỏi oái oăm , ngược đời ...như vậy và đưa ra nhưng lời đe dọa nếu không giải được câu đố ( vì muốn thử thách người có tài năng hơn người mà gan dạ )
Cách chọn người tài của nhà vua quả là độc đáo và sâu sắc .Ông vua là một người cao minh ,tài đức hơn người mới có thể nghĩ được cách giải quyết hay như vậy ...
Câu 2 :
Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
- Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
- Diệt đại bàng, cứu công chúa.
- Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
- Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.
Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
* Thạch Sanh là người dũng sĩ dân gian bách chiến, bách thắng vì:
- Mục đích chiến đấu của chàng là luôn sáng ngời chính nghĩa: cứu người bị hại, cứu dân, bảo vệ đất nước;
- Có sức khỏe tài năng vô địch;
- Có trong tay những vũ khí, phương tiện chiến đấu kì diệu.
* Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ:
- Sự thật thà, chất phác;
- Sự dũng cảm, tài năng;
- Lòng nhân đạo, yêu hòa bình.
Đây cũng nhừng phẩm chất rất tiêu biểu cho nhân dân ta được thể hiện thông qua câu chuyện.
Câu 3 : Truyện ngụ ngôn và truyện cười :
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Truyện cổ tích và truyền thuyết :
Giống nhau :
- Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.
- Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi
- Có tính giáo dục cao
Khác nhau :
- Truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .
- Truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
~ Chúc bn học tốt!~
Bài 2 :
Càng vượt qua nhiều thử thách, Thạch Sanh càng bộc lộ những phẩm chất tô't đẹp của mình: thật thà, chất phác, dũng cảm, luôn tin tưởng ở người khác, có tấm lòng rộng lượng, vị tha. Ngược lại, Lí Thông là nhân vật xấu, nhân vật ác, có nhiều mưu mô, giả dối, lừa lọc, hèn nhát, gian trá, ích kỉ, hẹp hòi. Cái ác và cái xấu của Lí Thông không một nhân vật nào trong truyện cổ tích sánh bằng. Hắn thuộc loại người độc ác, xấu xa nhất trong xã hội cũ. Có lẽ vì thế mà nhân dân ta đã dành cho nhân vật này một kết cục xứng đáng: bị sét đánh (trời đánh), hóa thành bọ hung chui rúc nơi nhơ nhớp, bẩn thỉu.
Bài 3 :
1/- Điểm giống nhau :
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian".
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn
2/ Điểm khác nhau :
* Truyện cười :
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ.
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ
* Truyện ngụ ngôn :
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...
Bài 1 :
1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
Trả lời: Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Đó là kế do nhà vua nghĩ ra để tìm kiếm người tài giỏi.
2. Đó là cách chọn rất thông minh , sâu sắc và độc đáo
Bài1:
- Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Đó là kế do nhà vua nghĩ ra để tìm kiếm người tài giỏi.
Bài2:
Thạch Sanh bị lừa đi canh miếu thần.
=>Đánh nhau với chằn tinh
-Thạch cứu công chúa , con trai vua thủy tề khỏi đại bàng
=>Đánh nhau và diệt đại bàng .
-Bị hiểu lầm , nhốt trg ngục
=>Nhờ tiếng đàn mà dc giài oan
-18 Nước chư hầu qua xâm chiếm
=>Đánh đàn làm quân nể phục và mời ăn cơm trg niêu cơm thần .
Bài3:
1/- Điểm giống nhau :
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian".
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn
2/ Điểm khác nhau :
* Truyện cười :
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ.
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ
* Truyện ngụ ngôn :
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...