Bài 1: Theo em, trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể này trong văn bản?
Bài 2: Khi nghe thầy giáo Ha-men nói: “Đây là buổi học cuối cùng” thì nhân vật Phrăng có tâm trạng gì? Tại sao Phrăng lại có tâm trạng như vậy?
Bài 3: Câu nói: “Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, chừng nào giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù"?
a. Câu nói trên là của nhân vật nào?
b. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
-Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men
-Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- ngôi kể nàygiúp tác giả đạt được dụng ý nghệ thuật của mình
~ chúc bn học tốt nhé ~
@bùi quang thái
bài 2
Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:
Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.
Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".
Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.
Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".
Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.
Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
Câu 3
a, Câu nói đó của thầy Ha - men
b,Ý nghĩa của câu nói đó là
Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.