Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô nàng bí ẩn

Ẩn dụ là j?♬

Điệp ngữ là j?☘

Công chúa ánh dương
12 tháng 12 2017 lúc 16:14

* Ẩn dụ là gọi tên sự vật,sự việc này bằng tên sự vật,sự việc khác,có nét tương đồng.

VD: - Ngày ngày mặt trời đi trong lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Người cha mái tóc bạc đốt lửa cho anh nằm.

Công chúa ánh dương
12 tháng 12 2017 lúc 16:15

* Điệp ngữ là lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ

 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
12 tháng 12 2017 lúc 16:26


- Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Điệp ngữ hay Điệp từ – là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp từ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Lưu Phương Ly
12 tháng 12 2017 lúc 18:19

ẨN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
+ Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv.
2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ.
3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình.
- Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).

ĐIỆP NGỮ:

"Điệp ngữ""một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Để dễ hình dung phép Điệp ngữ là gì chúng tôi trích dẫn lại một ví dụ nhỏ: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, với điệp ngữ “không phải” nhằm nhấn mạnh số lượng phượng nhiều vô kể.

Qua ví dụ về Điệp ngữ minh họa cùng những tóm tắt ngắn nêu trên bạn đọc đã có thể hình dung được Điệp ngữ rồi phải không. Trong mỗi áng văn, tứ thơ, các tác giả thường sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.

Bùi Nguyễn Xuân Quỳnh
12 tháng 12 2017 lúc 19:16

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác, có nét tương đồng với nhau

Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc manh

my yến
15 tháng 3 2018 lúc 11:41
Ẩn dụ: - K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ẩn dụ ngôn ngữ: là hình thức chuyển đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác. VD: cổ chai, chân bàn,...; đinh ốc, lá phổi,tay quay,...; rượu nặng,... - Ẩn dụ nghệ thuật: Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (ko chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người). VD: con cò- ẩn dụ chỉ người nông dân trong ca dao,... - Phân loại:+ Ẩn dụ hình thức.+ Ẩn dụ phẩm chất.+ Ẩn dụ cách thức.+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.​ Điệp ngữ: Điệp ngữ hay Điệp từ – một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câutrong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp từ nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Lê Hoàng Gia Nghi
16 tháng 11 2020 lúc 19:04

- Ẩn dụ là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.

- Điệp ngữ là những câu, từ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn, câu nói, đoạn thơ. Mục đích để gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa một vấn đề nào đó. Khác với từ đồng âm, điệp ngữ có thể lặp lại nguyên 1 câu, 1 đoạn hay vài từ bất kỳ.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bad Girl lạnh lùng
Xem chi tiết
Dang Thuy Dung
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
Xem chi tiết
Bui Viet Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Thạch Tuấn Nhã
Xem chi tiết
NguyễnĐìnhNhậtTân
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
Xem chi tiết
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết