Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Chau Anh Mun

a) Suy nghĩ của em về nhân vật chú ếch trong truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
b) Suy nghĩ của em về truyện cười "Treo biển"

Nguyễn Linh
8 tháng 11 2017 lúc 19:12

b)

Treo biển là truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển.

Đọc truyện, người ta thấy buồn cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai lại dễ dàng nghe theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến những cái hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống.

Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.

Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ khỏng phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.

Bốn yếu tố ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. Thông thường, một cửa hàng muốn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người. Có bốn người góp ý về tấm biển. Mỗi người bảo ống chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữ đề trên biển. Người đầu tiên bảo: – Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI? Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.
Người thứ hai nhìn tấm biển, cười bảo: – Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là Ở ĐÂY? Nghe thế, ông chủ vội xóa hai chữ ấy đi. Dòng chữ còn lại là CÓ BÁN CÁ. Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo: – Ỏ đây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là CÓ BÁN? Ngẫm cũng cỏ lí, ồng chủ xóa liền hai chữ CÓ BÁN. Rốt cuộc, tấm biển còn mỗi chữ CÁ. Chẳng cứ ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng người thứ tư lại bảo: – Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển. Thoạt nghe, ta tưởng ý kiến của từng người đều có lí nhưng nghĩ kĩ thi hóa ra không phải. Bởi vì người góp ý không hiểu được chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ giữa nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của khách ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, ngửi, xem xét mặt hàng thay cho thông báo gián tiếp là chức năng, đặc điểm của ngôn ngữ. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến một hoặc hai từ mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu. Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì. Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế. Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động. Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào? Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ rặng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
8 tháng 11 2017 lúc 19:17

a)Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

b)Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.



Bình luận (0)
Nguyễn Linh
8 tháng 11 2017 lúc 19:10

a)

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.


Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Trần Hà Linh
Xem chi tiết
Ngô Hải Hà
Xem chi tiết
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Phương
Xem chi tiết
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết