4. Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?
a.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
(Bình Nguyên)
b.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
(Tố Hữu)
c.
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
(Hồ Chí Minh)
a. Bàn tay là bộ phận của cơ thế người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động
=> Bàn tay mẹ chỉ người mẹ. Người mẹ được ví như bàn tay vất vả, làm tất cả vì con
a. Đổ máu: là thương tích mất mát hi sinh.
=> Ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế khiến nhiều người chiến sĩ cách mạng, những người làm giao liên phải hi sinh.
c. Mối quan hệ: mười năm : gọi cái cụ thể, câu trăm năm thay cho cái trừu trượng, không rõ ràng.
=> Ở đây coi việc trồng cây có thể xác định thời gian, nhưng việc nuôi dưỡng dạy dỗ con người thì nó là vô định, không rõ là cần bao lâu, có thể là rất lâu.
=> Những cách diễn đạt này làm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao, tăng ý nghĩa giá trị cho câu văn.