Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau

Sách Giáo Khoa

4. Em hãy đọc kỹ đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi trèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

b/ Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này.

c/ Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

 

 

Kinder
4 tháng 5 2017 lúc 14:40

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

Đinh Hải Ngọc
12 tháng 5 2017 lúc 17:36

a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

– Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

– Con sông rộng hơn ngàn thước

– Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

b. Câu văn đã cho có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được. Cách dùng từ của tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế.

(1) Chèo thoát qua kênh: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.

(2) Đổ ra con sông: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,

(3) Xuôi về Năm Căn: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c. Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

cố học
22 tháng 5 2017 lúc 13:48

a. Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ của Cà Mau.

- Dòng sông : mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn giữa những đầu sóng trắng ; con sông rộng hơn nghìn thước…

- Rừng đước : dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận ; ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh lá mạ xanh rêu, xanh chai lọ… lòa nhòa trong sương mù và khói sóng ban mai.

b. Câu văn có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được.

(1) Chèo thoát qua kênh.

(2) Đổ ra con sông.

(3) Xuôi về Năm Căn.

- Bởi đây là hành trình của con thuyền đi từ kênh, ra sông và sau đó ra dòng Năm Căn rộng ngàn mét.

- Cách dùng từ của tác giả không chỉ chính xác mà rất tinh tế. Nó nói lên được sự hồ hởi sắp đến với chợ Năm Căn, cái đích của chuyến đi.

c. Màu sắc của rừng đước thể hiện qua những từ :

- Màu xanh lá mạ : màu xanh còn con, màu xanh ngọc.

- Màu xanh rêu : xanh đậm hơn, đây là những cây đước nhiều tuổi hơn.

- Màu xanh chai lọ : màu xanh lòa nhòa ở trong khói của rừng đước xa hơn. Những màu xanh này đã tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước già hơn, xa hơn.

nguyen thi hong tham
24 tháng 5 2017 lúc 14:25

4. Trong đoạn văn từ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua ... đến sương mù và khói sóng ban mai :

a)Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước :

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

- Con sông rộng hơn ngàn thước

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

b) Trong câu " Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn." có các động từ : thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền.

Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế bởi vì :

- thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt ;

- đổ ra :chỉ trạng thái con thuyền tử dòng sông nhỏ đến dòng sông lớn ;

- xuôi về : diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c)Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước : màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ của loài đước.

Lý Đỗ Thị
10 tháng 8 2017 lúc 14:40

Câu 4: Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chào thoát qua đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:

a) Tim những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sòng và rừng đước.

b) Trong câu “ Thuyền cliúng tôi chèo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra COII sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chi cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?

c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét vẽ cách miêu tả màu sắc của tác giả.

Trá lời:

a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sóng, rừng đước:

- Con sông rộng hơn ngàn thước;

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng bạc trắng;

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi vé. Khòng thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội duns, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.

+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;

+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;

+ Xuôi vẻ: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.

c) Những từ miêu tà màu sắc cùa rừng đuớc: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chi cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già.

Huy Nguyen
27 tháng 1 2021 lúc 20:09

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.


Các câu hỏi tương tự
Nhóc Sư Tử
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Kiên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Vũ Khánh Phương
Xem chi tiết
Koala Trưởng Làng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
As Mobile
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Thu Thảo Đoàn
Xem chi tiết