3. Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kế lại: "Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book (đặt) phòng ạ? Anh chọn single hay double room (phòng đơn hay phòng đôi). “Anh sure (chắc chắn) rồi chứ?.Anh có thể fix (cố định) lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay (hoãn chuyến) hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm (xác nhận) lại cho em. Tôi nghe mà không thể liệu cô ta đang nói gì. ”
(Bảo Linh, Sành điệu hay tự đánh mất mình? Báo An ninh thủ đó, số ra ngày 28-4-2012)
Trơng câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử đụng từ mượn trong giao tiếp?
Tham khảo!
Trong câu chuyện trên, người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên đã dùng quá nhiều từ mượn gốc Âu khiến cho người nghe khó hiểu. Mặt khác, cán bộ hưu trí là người lớn tuổi sẽ khó nghe và khó hiểu được từ mượn.
Qua đó, em rút ra rằng sử dụng từ mượn cần phải thích hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng nghe phù hợp, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều từ mượn trong một câu sẽ làm mất đi giá trị của tiếng mẹ đẻ.