mỗi nơi một di tích lịch sự khác nên bạn lên gg rồi kiếm di tich nơi mình ở ấy
THAM KHẢO :
Chị Trương Thị Yến, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Ban Quản lý di tích đã dẫn chúng tôi đi tham quan khu di tích lịch sử đặc biệt này. Chị thuyết minh cho chúng tôi nghe về lịch sử của khu căn cứ và kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện đầy thú vị về khu căn cứ này, về các tướng lĩnh đã từng sống và làm việc ở đây, về những quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương để bảo tồn, gìn giữ địa danh này cho các thế hệ sau được tới tham quan, tìm hiểu, có những bài học thực tế, ngoại khóa.
Ngược lại thời gian, đó là vào ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ Chỉ huy miền đóng tại khu B Chiến khu Dương Minh Châu - Tây Ninh được dời về khu vực Tà Thiết (xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Đây là trung tâm đầu não được mệnh danh là “khu rừng Chính phủ”, là nơi ở và làm việc của cơ quan B2. Dưới những tán cây lớn, được bao bọc bằng rừng le đan chằng chịt là những công trình nhà làm việc của các đồng chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền: Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lê Đức Anh… Căn cứ được xây dựng quy mô lớn (diện tích khoảng 16km2), hệ thống hầm, hào, trạm xưởng, hội trường ngầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo, trường lớp được xây dựng chắc chắn, bảo đảm tốt cho việc huấn luyện và chiến đấu. Căn cứ là điểm tập kết quân lớn nhất từ miền Bắc vào Nam để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Căn cứ Bộ Chỉ huy Miền đóng tại Tà Thiết là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường miền Nam.
Tại sao Bộ Chỉ huy Miền lúc đó lại chọn Tà Thiết, tôi đã thắc mắc với chị Yến về điều này và đã được chị thông tin cặn kẽ. Việc chọn Tà Thiết là nơi đứng chân của Bộ Chỉ huy Miền bởi Lộc Ninh là vùng giải phóng rộng lớn, huyện giải phóng đầu tiên của miền Nam (7/4/1972), là thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh nơi tiếp nhận dự trữ sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện vào cho chiến trường miền Nam; với thế rừng rộng lớn, khí hậu ít khắc nghiệt, lại gây được yếu tố bất ngờ đối với địch đó là những lợi thế để Bộ Chỉ huy Miền chọn Tà Thiết làm căn cứ.
Vào tháng 3/1973, tại đây đã diễn ra Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III; tháng 9/1973, diễn ra Hội nghị quân chính toàn Miền; tháng 10/1973, diễn ra Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh; ngày 3/4/1975, tại đây, đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn; ngày 8/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.