1.Xe đang chuyển động nhanh đột ngột dừng lại người ngồi trên xe ngã về phía nào?Giải thích.
2.Tại sao khi đun nước,ta ko nên đổ nước thật đầy ấm?
3.Tại sao ở chổ rtiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
4.Một học sinh có khối lượng 35 kg thì có trọng lực là bao nhiêu?
5.Trong việc đúc tượng đồng,có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
6.Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?
Tony Hiền Phạm
1 ) Hành khách sẽ đột ngột ngã về phía trước . . Khi chạy thẳng mà đột ngột thắng gấp theo quán tính hành khách trên xe có chiều hướng đi về phía trước vì không thể thay đổi vận tốc đột ngột theo xe.
Tony Hiền Phạm
2 ) Người ta không đổ đầy ấm vì khi nước sôi, nước nở vì nhiệt nên thể tích nước sẽ tăng, hơn nữa, nước sôi thì sẽ có bọt khí từ đáy ấm nước thoát ra, làm nước trên mặt thoáng bị động mạnh, nên nước dễ bắt ra ngoài, nếu là bếp lửa thì bếp sẽ tắt ngóm, nếu là bếp điện thì giật tung người
Tony Hiền Phạm
3)
Đây là do hiện tượng sự nở tăng kích thước của vật rắn bạn ạ. Khi nhiệt độ tăng thì kích thước của vật rắn theo các phương đều tăng lên theo định luật của sự nở dài, nên thể tích của vật tăng lên. Đó là sự nở thể tích hay sự nở khối.
Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên vật khác tiếp xúc với nó. Do đố người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kỹ thuật.
Giữa hai thanh ray có khoảng cách là để tránh tác hại của sự nở vì nhiệt bạn ạ
Nếu giữa các thanh ray không có khe hở (hoặc khe hở nhỏ) khi nhiệt độ tăng cao (ma sát tàu chạy qua) sẽ gây tác hại khôn lường.
Tony Hiền Phạm
4) Tóm tắt:
m= 35 kg
----------------------------------------
P=?
________________________________________
Giaỉ:
Trọng lượng của bạn học sinh đó là:
Áp dụng công thức:
P=10.m=10.35=350(N)
Đáp số: 350 N
Tony Hiền Phạm
‐ Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
‐ Trong việc đúc tượng đồng có hai quá trình chuyển thể của đồng là:
+ Đun nóng chảy đồng: Từ thể rắn biến thành thể lỏng.
+ Để đồng nguội lại thành tượng: Từ thể lỏng biến thành thể rắn
Tony Hiền Phạm
6) Để có một thứ được gọi là mốc của một đại lượng vật lý nào đó nó phải có đặc tính quan trong nhất đó là đại lượng ấy ko thay đổi theo thời gian và không gian (Điều này dễ hình dung :cột một ở trên đường đi chẳng hạn nó là thứ giúp ta so sánh khoảng cách giữa ta và nó ,nếu cột mốc luôn di chuyển thì nó sẽ ko là cột mốc ,nó phải cố định tại một vị trí ),và nhiệt độ của nước đá đang tan có đặc điểm điểm đó ,nhiệt độ của nó luôn ổn định (0-4 độ c).còn nước ở trạng thái lỏng có thể có nhiệt độ bất kỳ từ 0-100 độ c vì vậy ta ko biết chính xác nó có nhiệt độ bao nhiêu để mà so sánh ,còn đá (trạng thái rắn )có thể có nhiệt độ từ -273-0 độ c nên cũng không là mốc được
2,
vì khi đun nóng nước bắt đầu nở ra, sôi sùng sục và trào ra ngoài vì vậy ta không nên đổ đầy nước