1.Viết bài văn tả lại đường phố Hà Nội vào giờ tan tầm .
2.Trong một lần em bị ốm có một người thân đã chăm sóc em tận tình chu đáo . Em hãy tả lại người thân lúc đó .
3. Sau mỗi buổi học chúng em ra về bác lao công lại lặng lẽ quét dọn làm sạch trường em .Hãy tả lại hình ảnh của bác đang làm việc .
MÌNH CẦN GẤP
1.Viết bài văn tả lại đường phố Hà Nội vào giờ tan tầm .
Em rất thích cuộc sống ở Hà Nội bởi sự tấp nập và đông vui dù là sáng sớm hay về đêm. Những con đường ở Hà Nội lúc nào cũng nhộn nhịp người đi lại nhất là giờ cao điểm buổi sáng, tất cả mọi người đều ra đường và di chuyển đến nơi làm việc.
Vào buổi sáng mùa đông lạnh, mọi người hối hả ra đường. Mẹ em cũng dạy sớm đi làm và đưa em đi học. Ra đường vào giờ cao điểm không khí như nóng hẳn lên. Nào là ô tô, xe máy, xe đạp và cả người đi bộ, ai cũng vội vàng di chuyển cho kịp giờ làm. Các con phố dù to hay nhỏ cũng dần dần trở nên thu hẹp lại giữa dòng người. Trên các vỉa hè, các cụ già đang tập dưỡng sinh và các bạn học sinh đang cười nói vui vẻ cùng nhau đến trường. Ở các khu chợ thì rất đông vui, mọi người thường thích đi chợ vào buổi sáng để mua được những thức ăn tươi và ngon. Gương mặt ai cũng phấn khởi, hào hứng bắt đầu một ngày mới. Hai bên đường các nhà hàng, quán ăn đều rất đông khách. Gương mặt của các anh chị chủ quán rạng rỡ đến lạ lùng. Các cửa hàng văn phòng phẩm cũng dần dần mở cửa để các bạn học sinh nếu có nhu cầu thì sẽ rẽ vào mua.
Dưới lòng đường, các chiếc xe buýt nối đuôi nhau chở các anh chị sinh viên đi học, đến mỗi điểm dừng xe dừng lại để mọi người xuống và lên xe. Khói của xe buýt xả ra mù mịt phá tan không khí lạnh giá. Xe tải và xe con cũng tấp nập đi lại. Trên những chiếc xe con ấy chắc hẳn là những người rất có điều kiện, bởi họ đi xe đắt tiền và ăn mặc rất lịch sự. Các bạn học sinh như em thì thường được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy. Ở những ngã ba, ngã tư khi các xe dừng đèn xanh, đèn đỏ, các đoàn xe nối đuôi nhau, thật khó để di chuyển nhanh trong hoàn cảnh này. Các chú cảnh sát giao thông phải thổi còi và điều khiển để các đoàn xe di chuyển về các hướng khác nhau. Những tiếng còi của ô tô rít lên nghe rất khó chịu. Có lẽ vì họ đang vội và muốn đi nhanh hơn. Mà có một vài người đi xe máy còn dừng lại ven đường để mua đồ ăn sáng gây tắc đường, cản trở giao thông. Có những thanh niên không chịu được tốc độ di chuyển chậm chạp của dòng người, họ chọn cho mình cách vượt đèn đỏ hoặc lao xe lên vỉa hè. Những hành động đó thật nguy hiểm vì rất dễ gây tai nạn. Có những người bị các chú công an bắt lại vì vượt đèn đỏ, gương mặt ai cũng méo mó van xin. Ở các ngã ba, ngã tư có những bản tin về an toàn giao thông được phát thanh trên loa để mọi người ai cũng nghe thấy kèm theo các bài hát về Hà Nội rất vui và tự hào. Nghe những bài hát ấy, mọi người sẽ cảm thấy phấn khởi và thoải mái tinh thần để bắt đầu một ngày học tập, làm việc hiệu quả.
Không khí buổi sáng ở ngoài đường không còn lạnh như khi ở trong nhà bởi dòng người tấp nập. Ai cũng vội vã vì sợ không kịp giờ học, giờ làm. Có những gương mặt tươi vui, phấn khởi, nhưng cũng có những gương mặt khó chịu bởi không thể di chuyển theo ý mình muốn. Điều quan trọng là mọi người phải có thức chấp hành điều lệ an toàn giao thông để giữ gìn thân thể, tính mạng cho mình và cho những người xung quanh.
Buổi sáng vào giờ đi làm ở Hà Nội thật sự rất thú vị. Không khí tập nập, nhộn nhịp trên đường làm con người ta như gần nhau hơn và con đường đi làm trở nên ngắn lại. Em luôn mong mọi người sẽ có ý thức đi làm đúng giờ để đường phố đỡ bị ùn tắc vào giờ cao điểm, và mọi người ai cũng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để có những chuyến đi an toàn.
2.Trong một lần em bị ốm có một người thân đã chăm sóc em tận tình chu đáo . Em hãy tả lại người thân lúc đó .
“Mẹ là tia nắng ấm áp sưởi ấm tâm hồn con.Mẹ là dòng sông tháng năm yêu thương hiền hòa…” Lời bài hát thể hiện niềm hạnh phúc dạt dào khi có mẹ! Khi ốm,tôi lại được tắm mình trong tình yêu thương bao la ấy của mẹ.Và hình ảnh mẹ chăm sóc khi tôi bị ốm sẽ mãi nhắc nhở tôi về công ơn trời biển ấy.
Mẹ tôi công việc bận bịu lại càng bận bịu hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng,người mệt lả,toàn thân nóng ran,miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo,rồi chờm túi đá cho tôi.Mẹ kẹp nhiệt vào nách tôi với đôi mắt đầy lo lắng. Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi.Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt tôi.Mẹ đỡ tôi ngồi dậy,kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc.Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô,bạn bè,còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại .Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối,vừa thổi cháo,vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi.Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này,tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về,mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen.Nhà tôi nghèo,mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn.Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ,tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ..Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông,bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an....! Và,tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.
3. Sau mỗi buổi học chúng em ra về bác lao công lại lặng lẽ quét dọn làm sạch trường em .Hãy tả lại hình ảnh của bác đang làm việc .
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Bài dài thế này đánh máy mỏi tay nên ko ai trả lời đâu!Sorry
Bạn hày vào cốc cốc nhập tên đề văn là có liền , khỏi vào Học 24 làm j , ko ai trả lời đâu
- Chúc bn làm tốt