1.Trình bày nguyên nhân, mục tiêu, diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng?
2.Lý Bí đã làm những việc gì sau khi giành thắng lợi? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
3.Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-VI có gì thay đổi?
4.Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
5.Nước Chăm Pa độc lập ra đời như thế nào?
1.Nguyên nhân : Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
-Mục tiêu: đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi (rửa sạch nước thù) nhằm khôi phục nền độc lập dân tộc (đem lại nghiệp xưa họ Hùng) là chính. Còn mục tiêu trả thù nhà chỉ là phụ.
-Diễn biến:
+Mùa xuân năm 40, Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
+Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù: Làm chủ Mê Linh rồi tiếp tực đánh.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thành công
Vì nhân dân ta muốn ghi nhớ công ơn của Hai bà Trưng và các vị tướng khắp nơi.
- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
=>Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng.
Mk chỉ bt làmm câuu 1 thâu nha!!
Thôngg cảm mk nha!!Và chúc bn thi tốt nhé!!!
2.Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
3.
Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.
Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tông Bình (Hà Nội).
Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thông thuỷ, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Ở Tống Bình và một số quận, huyện quan trọng, nhà Đường cho xây thành, đắp luỹ và tăng thêm số quân đồn trú...
Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa... Hằng năm, nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc...
5.Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ – về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).
Mk làm ht rr nhoa!!