1)Vỏ gồm: biểu bì, thịt vỏ có các chức năng hút nước, muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa. Trụ giữa gồm: các bó mạch và ruột có chức năng chuvển các chất và chứa chất dư trữ. Miền hút: là miền quan trọng nhất của rễ, có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng.
1. cấu tạo và chức năng của miền hút
- Vỏ:
+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
+ Lông hút: hút nước và muối khoáng
+ Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
- Trụ giữa
+ Mạch rây: vận chuyển các chất hữu cơ
+ Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng
+ Ruột: chứa chất dự trữ
2. Thân to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
+ Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp vỏ, phía trong 1 lớp thịt vỏ
+ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây: hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ
Câu 3: Sự hình thành các vòng gỗ hàng năm
- Hàng năm cây sinh ra vòng gỗ màu sáng (vào mùa mưa) và vòng gỗ màu tối (vào mùa khô) các vòng gỗ đó được gọi là vòng gỗ hàng năm
4. Sự giống nhau giữa thân củ và thân rễ
- Đều là thân biến dạng thành
- Gồm thân nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất
- Đều chứa chất dinh dưỡng
5. + Khoai lang là rễ củ vì: củ khoai lang do những rễ bên của cây đâm xuống đất lúc đầu nhỏ, sau tích lũy các chất dinh dưỡng và to ra tạo thành củ
+ Khoai tây là thân củ vì: những cành ở gần gốc khi bị vùi xuống đất, cành sẽ phát triển thành củ, nếu củ lộ ra trên mặt đất cũng sẽ có màu xanh do có diệp lục như thân và cành