Bài 28 : Ôn tập

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Thúy Nga

1.Tình hình kinh tế Châu Giao từ thế kỉ(II-VI).Tại sao người Hán lại nắm độc quyền về sắt.

2.Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?Việc vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ ở An Nam nhằm mục đích gì.

Trịnh Long
5 tháng 7 2020 lúc 15:07

2.

Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)

=> Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

- Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

- Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính.

+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

+ Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

+ Lập lại sổ hộ khẩu.


Phúc
5 tháng 7 2020 lúc 15:12

1.Tình hình kinh tế Châu Giao từ thế kỉ (II-VI). Tại sao người Hán lại nắm độc quyền về sắt.

* Tình hình kinh tế Châu Giao từ thế kỉ (II-VI)

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương

* Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì:

- Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo bằng sắt sẽ sắc hơn, nhọn hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy, sản xuất đạt năng suất cao hơn, chiến đấu sẽ có hiệu quả hơn.

- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, về mặt kinh tế để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, về mặt an ninh, để hạn chế được sự chống đối của nhân dân.

2. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Việc vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ ở An Nam nhằm mục đích gì.

* Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh :

- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)

=> Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

- Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ


Các câu hỏi tương tự
Yến Nhi
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Hà Tuệ Minh
Xem chi tiết
Trương Khánh Nhi
Xem chi tiết
Lương Tân Hồng Quân
Xem chi tiết
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
FAN ONE PIECE
Xem chi tiết
Đỗ Linh
Xem chi tiết