Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

Phạm Thị Nga

1.Thông tin tin học được gọi là gì ?

2. Hãy nêu đặc điểm của bộ nhớ ngoài.Kể tên một vài thiết bị bộ nhớ mà em biết.

3. Nêu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.

4. Liệt kê các kí tự ở hàng phím cơ sở.Hàng phím cơ sở có điều gì đặc điểm?

5. Qua quan sát mô phỏng hệ Mặt Trời, hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng NGUYỆT THỰC ?

6.Nêu đặc điểm giống và khác nhau của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài ( của máy tính).

7. Hãy nêu quy cách đặt tay và gõ phím.

8. Hãy cho biết tại sao hàng phím cơ sở lại quan trọng nhất ?

9. Qua quan sát mô phỏng hệ Mặt Trời, hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng NHẬT THỰC ?

ĐỖ CHÍ DŨNG
30 tháng 10 2019 lúc 19:45

3.

Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón : Tốc độ gõ nhanh hơn, gõ chính xác hơn, luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính

5.

Như chúng ta đã biết trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất, hai mặt phẳng quỹ đạo này rất ít khi đồng phẳng với nhau, tuy nhiên đôi khi Trái đất - Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm trên giao tuyến giữa hai mặt phẳng quỹ đạo này, hình thành 3 vị trí thẳng hàng từ đó tạo nên hiện tượng Nguyệt thực và Nhật thực mà chúng ta được thấy.

Mặt trời là nguồn sáng chiếu sáng xuống trái đất và mặt trăng, mặt trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng chỉ là thông qua hiện tượng phản xạ ánh sáng của mặt trời.

Khi trái đất nằm ở giữa mặt trăng và mặt trời, trái đất sẽ che khuất ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào Mặt trăng, dẫn đến hiện tượng mặt trăng bị tối dần. Khi mặt trời, trái đất, mặt trăng cùng nằm trên đường thẳng thì mặt trăng bị che khuất toàn bộ, lúc đó ở trên trái đất sẽ không nhìn thấy mặt trăng, đó là hiện tượng Nguyệt thực toàn phần.

Tại sao lại có hiện tượng nhật thực nguyệt thực,nguyệt thực
Nguyệt thực: Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực từng phần: 6 giờ.

Khi Mặt trăng nằm ở điểm giữa Mặt trời và Trái đất, Mặt trăng sẽ là vật chắn ánh sáng từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất tạo nên hiện tượng Nhật thực. Do bán kính của Mặt trăng nhỏ hơn bán kính của Mặt trời và Trái đất nhiều lần nên vùng che khuất ánh sáng của Mặt trăng trên trái đất chỉ chiếm một phần nhỏ, hiện tượng Nhật thực và Nhật thực toàn phần chỉ xảy ra ở một số vùng Trên trái đất mà bóng tối của Mặt trăng quét qua. Thời gian bóng tối của mặt trăng đi qua tại một vị trí gây hiện tượng Nhật thực toàn phần cũng diễn ra nhanh hơn do trái đất và mặt trăng luôn luôn có sự chuyển động làm lệch dần vị trí thẳng hàng.

Tại sao lại có hiện tượng nhật thực nguyệt thực,nhật thực
Nhật thực: Mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng

Khi xảy ra nhật thực, bóng của Mặt trăng chạy trên Trái đất với vận tốc ~1.700km/giờ (~472 m/s), Nhật thực toàn phần tại một điểm không bao giờ vượt quá 7 phút 31 giây. Nhật thực toàn phần được coi là dài nhất thế kỷ 21 diễn ra vào ngày 22/7/2009, thời gian cực đại là 6 phút 39 giây (thời điểm cực đại diễn ra trên Thái Bình Dương lúc 9 giờ 35 phút 21 giây giờ Hà Nội).

Lần nhật thực gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra ngày 30-6-1973. Để có dịp chiêm ngưỡng kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này tiếp theo, chúng ta phải đợi đến năm 2132.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
31 tháng 10 2019 lúc 15:02

câu 2: Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

VD: đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
31 tháng 10 2019 lúc 15:07

Câu 3:

Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay:

+) Tốc độ gõ nhanh hơn.

+) Gõ chính xác hơn

+)Tác phong làm việc cuyên nghiệp hơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
31 tháng 10 2019 lúc 15:17

Câu 4: các phím ở hàng phím cơ sở: A, S, D, F, G, H, J, K, L, ; ,'

điều đặt biệt: hàng phím cơ sở có 2 phím có gai đó là phím F và J

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
31 tháng 10 2019 lúc 15:21

Câu 6:

Bộ nhớ trong: Được dùng để lưu chương tình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài: Được dùng để lưu lâu dài chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ ngoài có thể là: ổ cứng, đĩa CD/DVD, USB, thẻ nhớ,... Thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ khoogn bị mất đi khi ngắt nguồn điện.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
31 tháng 10 2019 lúc 15:28

Câu 7: Với bàn tay trái:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
- Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<> cũng là phím dấu “,”.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
- Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Hoài Phương
Xem chi tiết
Phạm Khánh Vân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Hiền FF
Xem chi tiết
Đỗ Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Trần Khắc Nhung
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Đan Thanh
Xem chi tiết