Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Bảo Huân

1/Tả cảnh biển quê em.

2/Soạn bài Buổi học cuối cùng, ai nhanh nhất mik tick cho nha, cả 2 bài nhé!

Nguyễn Quang Định
19 tháng 2 2017 lúc 21:55

Đề 1:

Vào dịp hè, em thường được bố mẹ cho đi du lịch theo tour. Nhờ những tour du lịch, em được thăm rất nhiều cảnh đẹp. Tour du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất vẫn là biển Cửa Tùng.

Từ xa, em đã ngửi thấy mùi gió biển thổi, cảm thấy vị mặn mòi của gió biển. Phóng tầm mắt ra xa, em nhìn thấy dải cát trắng trải dài. Em thích thú reo lên: "A! Đến biển rồi! Bố ơi! Con đã nhìn thấy biển rồi". Xe vừa dừng là em nhảy ngay xuống, ba chân bốn cẳng chạy ra biển, mặc cho bố dặn với theo: "Cẩn thận đấy". Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng nắng không gắt. Hay tại ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa. Em đi chân trần trên cát, gần trưa, nước biển âm ấm, cát lại mịn và mát, khiến cho em chỉ muốn đi dọc theo bờ biển, chẳng muốn rời.

Bên bờ biển còn có những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, người dân vùng biển neo ở gần đây. Em thấy có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa. Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn.

Bên bờ biển còn có rừng thông. Những cây thông cao vút, lá xanh, nhỏ và dài, đứng trầm ngâm và lặng lẽ. Những khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm sự với nhau. Em còn thấy cả những cây dừa, thân cao vút. Những tàu lá dừa xòe ra ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng.

Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nhiều hàng quán như biển Đồ Sơn, Sầm Sơn và Bãi Cháy. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này.

Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng em vẫn không muốn rời. Em chia tay biển với đầy lưu luyến.

Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 23:39
1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
Nguyễn Ngọc Lan
19 tháng 2 2017 lúc 21:50

1/

Cái tên Đồ Sơn đã trở nên quen thuộc với người dân cảng Hải Phòng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên trong vòng tay nhân ái và tình thương bao la. Mỗi mùa hè, du khách bốn phương lại về đây nghỉ ngơi sau những ngày nóng hực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào, náo nhiệt.

Mùa hè đến, Đồ Sơn vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xóa. Biển Đồ Sơn lúc nào cũng đẹp.

Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa. Mặt biển như dát bạc, lung linh trải rộng mênh mông. Gió biển nhẹ lay những rặng dừa rì rào. Tàu dừa đu đưa, xào xạc như vui cùng những đoàn thuyền đánh cá đang thảnh thơi ngoài bến. Những bác chài da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng, đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã đổ xuống đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăng mà cuộn lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ, nhưng vào gần bờ, gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xóa. Từng lớp sóng như những đoàn kỵ mã nối tiếp tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển cười giòn tan hòa vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm tron làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch, chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng gió bé xíu, liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp để làm kỉ niệm.

Hoàng hôn xuống! mẹ mặt trời vộ vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hòa và lặng lẽ, lóng láng giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lặn xuống biển. Em cùng các bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả, khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.

Có lẽ sau này lớn lên, em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em. Nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu.

Nguồn: Chơi Phong Thủy 2/

oạn bài: Buổi học cuối cùng

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm - đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng. Copyright ® [ http://wWw.SoanBai.Com ]
Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 23:26

1.Cảnh biển buổi sáng mới đẹp và hấp dẫn làm sao !
Ông mặt trời từ từ nhô lên, lơ lửng như một quả cam chín mọng tỏa nguồn sáng và truyền sức sống xuống biển cả. Vạn vật như được bừng lên, sôi động sau một đêm ngủ dài.
Xa tít đường chân trời là những mảng mây màu tím như được dâng lên từ biển, phủ trên là dải mây xanh như còn mơ màng lưu luyến màn đêm. Những lọn mây trắng bồng bềnh sáng dần trên bàu trời duyên dáng soi bóng xuống mặt nước khiến những đàn chim chao liệng ngất ngây vui mừng chào đón ngày mới. Biển hiền hòa nâng sóng êm ả vỗ vào mạn thuyền. Gió sớm nhẹ thổi. Các thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Trên thuyền ngư dân vừa chuẩn bị kéo lưới, vừa chuyện trò rôm rả. Ai cũng phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơI trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.
Ngắm cảnh biển, em tự nhủ: “Mình phải học thật giỏi, lớn lên sẽ điều khiển con tàu đến với đại dương bao la.”


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ly
Xem chi tiết
dũng đào
Xem chi tiết
hoanganhcuong
Xem chi tiết
Phong Hoa Nguyệt Tuyết
Xem chi tiết
M%#eli*$sa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thiên kim
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết
Dương Nhi
Xem chi tiết