Bài 9 : Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Viên Đá To Lớn

1.điểm nào suốt 24h ko đc chiếu sáng

2.điểm nào suốt 24h đều đc chiếu sáng

3.điểm nào có số giờ chiếu sáng ít hơn 12h

4.điểm nào có số giờ chiếu sáng nhiều hơn 12h

5.điểm nào được mặt trời chiếu sáng liên tục từ ngày 21-3 đến ngày 23-9

6.điểm nào đc mặt trời chiếu sáng liên tục từ ngày 23-9 đến ngày 21-3 năm sau

Giúp mik vs mai mik phải nộp rồi

Bình Trần Thị
22 tháng 11 2016 lúc 18:19

Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực.
- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực:
+ Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.
+ Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
Ngày 22/6
 Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm.
 Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.
 Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
 Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.

Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6


Các câu hỏi tương tự
Sakuraba Laura
Xem chi tiết
Pu_Pu~~Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Anna
Xem chi tiết
ton hanh gia
Xem chi tiết
Hoàng Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
Xem chi tiết
Pu_Pu~~Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh
Xem chi tiết
quả sung
Xem chi tiết