Ôn tập toán 6

Lan Trần

1.CMR:Nếu p là số nguyên tố lớn hơn 3 thì (p-1)(p+1) chia hết cho 24
2. tìm UCLN(12n-1,30n+2)
3.Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có đúng 17 ước dương.
4.CMR với mọi số nguyên dương a,b,c ta luôn có:
                \(1< \frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+a}< 2\)

Phạm Trần Ái Ly
30 tháng 5 2016 lúc 18:24

1. 

Vì p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p lẻ. Do đó, p = 2k + 1 (k nguyên và k > 1) suy ra:

A = (p – 1).(p + 1) = 2k(2k + 2) = 4k(k + 1) suy ra A chia hết cho 8.

Ta có: p = 3h + 1 hoặc 3h – 1 (h nguyên và h > 1) suy ra A chia hết cho 3.

Vậy A = (p – 1)(p + 1) chia hết cho 24

 

Lan Trần
30 tháng 5 2016 lúc 19:10

Bạn ơi giải thích giúp mik tại sao 4k(k+1) lại chia hết cho 8.Mình thấy thử lại luôn luôn đúng nhưng chưa biết giải thích sao à!!!Giúp mik zới mik tick cho nha Ly..........

Phạm Trần Ái Ly
30 tháng 5 2016 lúc 19:34

có cách khác:

Xét tích (p−1)p(p+1) là tích 3 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 3. Mà  là số nguyên tố lớn hơn 3 nên  không chia hết cho 3 ⇒(p−1)(p+1) chia hết cho 3.

Mặt khác p là số nguyên tố lớn hơn 3   lẻ.

Vậy p−1 và p+1 là hai số chẵn liên tiếp. Tích của chúng chia hết cho 8.

Mà (3;8)=1

⇒(p−1)(p+1) chia hết cho 24 

 

Lightning Farron
30 tháng 5 2016 lúc 21:15

Ta có:

\(\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+a}>\frac{a}{a+b+c}+\frac{b}{a+b+c}+\frac{c}{a+b+c}\)\(>\frac{a+b+c}{a+b+c}=1\)

Nguyễn Việt Hoàng
13 tháng 6 2016 lúc 8:19

có cách khác:

Xét tích (p−1)p(p+1) là tích 3 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 3.

Mà p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p không chia hết cho 3 ⇒(p−1)(p+1) chia hết cho 3. Mặt khác p là số nguyên tố lớn hơn 3

⇒ p lẻ. Vậy p−1 và p+1 là hai số chẵn liên tiếp.

Tích của chúng chia hết cho 8.

Mà (3;8)=1 ⇒(p−1)(p+1) chia hết cho 24 

Nguyễn Hoàng Nam
14 tháng 6 2016 lúc 8:41

pit o

Nguyễn Ngọc Huyền
30 tháng 6 2016 lúc 17:54

cm giong ben duoi

Võ Thạch Đức Tín
6 tháng 7 2016 lúc 21:43

b) n-3/n+4=n+4-7/n+4=n+4/n+4 + 7/n+4=1+7/n+4
để A là số nguyên thì A thuộc Ư(7)={1;-1;7;-7}
Suy ra:n+4=1 hoặc n+4= -1 hoặc n+4=7 hoặc n+4= -7
Suy ra:n= -3 hoặc n+4= -5 hoặc n+4=3 hoặc n+4= -11

Hari Won
20 tháng 7 2016 lúc 9:54

ko biết

Nguyễn Hồng Ngọc
30 tháng 7 2016 lúc 16:32

Câu 1:

Do p là số nguyên tố lớn hơn 3 suy ra p là số lẻ

=> p -1 và p +1 là hai số chẵn

=> ( p -1).( p+ 1) \(⋮\) 8             (1)

Do p là số nguyên tố lớn hơn 3 suy ra p có 2 dạng:

3k + 1 và 3k +2

* Nếu p = 3k +1 ta có:

( p -1).(p + 1) = (3k + 1-1).( 3k +1+1)

                        = 3k . (3k + 2) \(⋮\)3        (2)

* Nếu p = 3k + 2 ta có:

 ( p -1 ).( p + 1) = ( 3k +2 -1).(3k +2+1)

                           = (3k +1).(3k + 3)

                           = ( 3k +1).3.(k +1) \(⋮\) 3    (3)

Do ( 3,8) = 1 và từ (1), (2) và (3) suy ra:

(p -1).(p +1) \(⋮\) 24

Vậy ( p -1).(p +1)\(⋮\) 24

Câu 2:

 

Nguyễn Hồng Ngọc
30 tháng 7 2016 lúc 16:47

Câu 2:

  Gọi ƯCLN(12n -1, 30n +2) = d

   => 12n -1 \(⋮\) d và 30n + 2 \(⋮\) d

   Do 12n -1 \(⋮\) d suy ra:
   5.(12n -1) \(⋮\) d hay 60n -5 \(⋮\) d  (1)

   Do 30n + 2 \(⋮\) d suy ra:

    2.(30n + 2) \(⋮\) d hay 60n + 4 \(⋮\) d (2)

   Từ (1) và (2) suy ra:

    ( 60n +4) -( 60n -5 ) \(⋮\) d

   => 9 \(⋮\) d

   Mà d là ƯCLN (12n -1, 30n +2)

    => d = 9

Vậy d = 9

Nguyễn Minh Toàn
4 tháng 8 2016 lúc 11:40

Thật ra mình mới học lớp 4

Nguyễn Hải Dương
22 tháng 9 2016 lúc 8:30

mình mới lên lớp 6 nên không biết gì hết  khocroigianroi

Nguyễn Văn Xuân
8 tháng 11 2016 lúc 7:28

leuleuleuhahahihabanh<iframe width="854" height="480" src="https://www.youtube.com/embed/ama51AwvKkE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Nguyễn Thị Hoài Thu
27 tháng 12 2016 lúc 20:30

2/

Ta đặt ƯCLN ( \(12n-1,30n+2\) ) =d.

\(\Rightarrow\) \(12n-1⋮d=60n-5\)

\(\Rightarrow30n+2⋮d=60n+4\)

\(\Rightarrow\) \(\left(60n-5\right)-\left(60n+4\right)⋮d\)

\(\Rightarrow\) \(1⋮d\Rightarrow d=1\)

Vậy \(ƯCLN\left(12n-1,30n+2\right)=1.\)

danchoipro
7 tháng 4 2017 lúc 18:17

4.Đặt M = \(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+a}\)với a,b,c \(\in\) N

Ta có:\(\dfrac{a}{a+b}>\dfrac{a}{a+b+c}\)

\(\dfrac{b}{b+c}>\dfrac{b}{a+b+c}\)

\(\dfrac{c}{c+a}>\dfrac{c}{a+b+c}\)

Suy ra:\(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+a}>\dfrac{a}{a+b+c}+\dfrac{b}{a+b+c}+\dfrac{c}{a+b+c}\)

M > \(\dfrac{a+b+c}{a+b+c}\)

M > 1

Vậy M < 1 (1)

Lại có:\(\dfrac{a}{a+b}< \dfrac{a+b}{a+b+c}\)

\(\dfrac{b}{b+c}< \dfrac{b+c}{a+b +c}\)

\(\dfrac{c}{c+a}< \dfrac{c+a}{a+b+c}\)

Suy ra:\(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+a}< \dfrac{a+b}{a+b+c}+\dfrac{b+c}{a+b+c}+\dfrac{c+a}{a+b+c}\)

M < \(\dfrac{a+b+b+c+c+a}{a+b+c}\)

M < \(\dfrac{2\left(a+b+c\right)}{a+b+c}\)

M < 2

Vậy M < 2 (2)

Từ (1) và (2) suy ra : \(1< \dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+a}< 2\)


Các câu hỏi tương tự
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Hong Ngoc Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
Xem chi tiết
Đinh Hải Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết