Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Viper

12/So sánh cấu tạo thân non và rễ?

13/So sánh cấu tạo thân non và thân trưởng thành?

14/Quang hợp :khái niệm , sơ đồ tóm tắt, điều kiện xảy ra, chất tham gia, chất tạo thành?

15/Các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp, cho ví dụ vận dụng nào nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp?

16/Sự hô hấp của cây: Cho biết cơ quan hô hấp, quá trình hô hấp, ý nghĩa của sự hô hấp, cho ví dụ một số ứng dụng ?

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 19:58

câu 16

+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 19:59

câu 16

Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột) Khác nhau:
Cấu tạo thân non Cấu tạo rễ
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 20:00

mình nhầm câu 12 lá kia đó bạn

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 20:00

câu 13

Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.[1]

Năng lượng hóa học này được lưu trữ trong các phân tử carbohydrate như đường, và được tổng hợp từ carbon dioxide và nước. Do đó quá trình này có tên quang hợp, gồm hai từ Hán Việt quang-"ánh sáng", và hợp-"đặt lại với nhau". Tiếng Hy lạp cũng tương tự, từ φῶς (tức phōs) nghĩa là "ánh sáng", và σύνθεσις (tức synthesis) nghĩa là "tổng hợp lại".[2][3][4] Trong hầu hết các trường hợp, oxy cũng được tạo ra như là một sản phẩm phụ. Hầu hết các thực vật, tảo và vi khuẩn cyanobacteria thực hiện quang hợp, và các sinh vật như vậy được gọi là photoautotrophs. Quang hợp giúp duy trì nồng độ oxy trong không khí và cung cấp tất cả các hợp chất hữu cơ và hầu hết các năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.[1]

Mặc dù quá trình quang hợp được thực hiện khác nhau với các loài thực vật khác nhau, quá trình này luôn luôn bắt đầu khi năng lượng từ ánh sáng được hấp thụ bởi các protein được gọi là trung tâm phản ứng có chứa sắc tố diệp lục màu xanh lá cây. Ở thực vật, các protein này được tổ chức bên trong các bào quan gọi là lục lạp, vốn là chất chiếm nhiều nhất trong các tế bào lá, trong khi ở vi khuẩn các protein này được nhúng vào trong màng bào tương. Trong các phản ứng phụ thuộc vào ánh sáng trên, một số năng lượng được sử dụng để tách các điện tử từ các chất thích hợp như nước, sản xuất khí oxy. Thêm vào đó, hai hợp chất tiếp tục được tạo ra: nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH) và adenosine triphosphate (ATP), các "đơn vị tiền tệ năng lượng" của các tế bào.

Ở thực vật, tảo và vi khuẩn lam, đường được sản xuất bởi một chuỗi các phản ứng tiếp theo không phụ thuộc ánh sáng, được gọi là chu trình Calvin, nhưng một số vi khuẩn sử dụng các cơ chế khác nhau, chẳng hạn như chu trình Krebs ngược. Trong chu trình Calvin, khí carbon dioxide được tích hợp vào các hợp chất carbon hữu cơ đã có sẵn, chẳng hạn như ribulose bisphosphate(RuBP).[5] Sử dụng ATP và NADPH được các phản ứng phụ thuộc vào ánh sáng tạo ra, kết quả là các hợp chất này sau đó được giảm và loại bỏ để hình thành carbohydrate cao hơn như glucose.

Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang dưỡng (sống nhờ nguồn năng lượng do quang hợp) thường là những mắt xích đầu tiên; nghĩa là các sinh vật còn lại đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Do vậy, quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc nhất trên Trái Đất, vì nó tạo năng lượng cho sự sống trong sinh quyển. Quá trình quang hợp cũng sản sinh ra khí ôxy, tạo nên một bầu khí quyển chứa nhiều ôxy cho Trái Đất, một bầu khí quyển vốn dĩ chỉ chứa nitơ và cácbônic trước khi có sinh vật quang dưỡng.

Ở thực vật, quá trình quang hợp chủ yếu được thực hiện nhờ diệp lục (chlorophyll nghĩa là diệp lục; chloro- nghĩa là thứ có màu xanh lá|xanh lục). Sắc tố này thường chứa trong các bào quan gọi là lục lạp. Mặc dù, hầu hết các phần của nhiều loài thực vật đều có màu xanh, năng lượng của quá trình quang hợp chủ yếu được thu nhận từ lá. Quá trình quang hợp của thực vật, tảo và vi khuẩn lam (cyanobacteria) sử dụng chlorophyll và sản sinh ra ôxy. Một số loài vi khuẩn quang dưỡng không sử dụng chlorophyll mà dùng một sắc tố tương tự gọi là bacteriochlorophylls và quá trình quang hợp của các vi khuẩn này không sản sinh ôxy.

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 20:01

câu 12

Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột) Khác nhau:
Cấu tạo thân non Cấu tạo rễ
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 20:05

câu 15 :

- Ánh sáng cần thiết cho quang hợp, nhưng nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau thì khác nhau. Có những cây ưa ánh sáng mạnh (lúa. ngô. khoai...) là cây ưa sáng, có những cây ưa ánh sáng yếu hơn, sống ở nơi có bóng râm (lá lốt. trầu không...) là cây ưa bóng.

- Nước vừa là nguyên liệu của quang hợp vừa là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây. Nước là phương tiện vận chuyển các chất trong cây và tham gia điều hòa mọi hoạt động của cây, điều hòa nhiệt độ của cây...

- Khí cacbônic là nguvên liệu của quá trình quang hợp. Với hàm lượng khí cacbônic bình thường của không khí là 0,03%, cây có thể quang hợp được, nếu hàm lượng này tăng gấp rưỡi hay gấp đôi thì sản phẩm quang hợp sẽ tăng. Nhưng lên quá cao (0,2% cây sẽ bị chết).

- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Cây quang hợp bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 20°c - 30°c. Nếu nhiệt độ quá cao hay thấp quá thì quá trình quang hợp bị giám hoặc bị ngừng trệ.

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 11 2017 lúc 20:06

ý nghĩa của quang hợp :

Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả các sinh vật trên TĐ , bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống , cân bằng khí CO2 và O2 trong ko khí , quang hợp liên quan mật thiết đến hoạt động kinh tế của con người

Hoàng Jessica
29 tháng 11 2017 lúc 20:06

12.

Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột) Khác nhau:
Cấu tạo thân non Cấu tạo rễ
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

13.-Giống nhau là
+Đều có thịt vỏ , mạch rây , mạch gỗ
+Vỏ gồm thịt vỏ
+Trụ giữa gồm mạch rây , mạch gỗ
*Khác nhau là
-Thân non:
+Có biểu bì
+Có ruột
-Thân trưởng thành:
+Có tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ
+Có tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch rây.

14.

- Khái niệm: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột.

-Sơ đồ:

undefined

-Quang hợp xảy ra khi có ánh sáng

-Các chất tham gia :chất diệp lục,nước,khí cacbonic,năng lượng ánh sáng mặt trời

-Chất tạo thành:tinh bột và khí oxi.

15.

-Các điều kiên bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp:

+Ánh sáng: cần thiết cho quang hợp. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, chia cây thành 2 nhóm: ưa sáng và ưa bóng

+Nước: thành phần nhiều nhất trong cây, là phương tiện vận chuyển chất trong cây và tham gia điều hòa nhiệt độ của cây

+Hàm lượng khí cacbonic: nguyên liệu cho quang hợp

+Nhiệt độ

16.

-Cơ quan hô hấp:mọi cơ quan của cây(rễ,thân,lá,hoa,quả,hạt)

- Hô hấp là quá trình cây lấy vào O2O2 cùng chất hữu cơ và nhà ra năng lượng + CO2CO2 + Hơi nước

-Ý nghĩa quá trình hô hấp : phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí oxy và hơi nước


Các câu hỏi tương tự
Nanami Luchia
Xem chi tiết
An Chinh
Xem chi tiết
Viper
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Phạm
Xem chi tiết
phan thị khánh linh
Xem chi tiết
Linh Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Diễm Phúc
Xem chi tiết
Hoàng Tử Lửa
Xem chi tiết
nguyễn nọc yến vy
Xem chi tiết