Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Vũ Thị Quỳnh Liên

1. Vì sao trong đoạn kết, nhà thơ Minh Huệ lại viết:

" Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh."

2. Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của một anh chiến sĩ đang được cùng bác trên đường ra chiến dịch. Cách miêu tả từ điểm nhìn này có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

3. Bài thơ đc viết theo thể thơ nào?Cách gieo vần giữa các khổ thơ có gì đặc biệt ? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể của bài thơ không? Vì sao?

Giúp mk vs!!! Mk đang cần gấp!!!

Nguyen Thi Mai
26 tháng 2 2017 lúc 19:16

1. Khổ thơ cuối đã nâng câu chuyện lên thành một lời nhận định, một sự thật, một chân lí bình thường (một lẽ thường tình) mà vĩ đại : Bác là Hồ Chí Minh, là vị lãnh tụ, là người cha của dân tộc ta…vì Bác đã hi sinh cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Chính vì lẽ sống "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" mà cái đêm không ngủ trong bài thơ này chỉ là một trong biết bao nhiêu đêm không ngủ của Bác.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 2 2017 lúc 19:18

3.

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.

- Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

=> Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".

Bình luận (0)
Dương Khánh Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:24

1.cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơchỉ là 1 trong vô vàn các đêm không ngủ của bác. việc bác ko ngủ vì lo việc nước và bộ đội dân công là 1 lẽ thường tình của cuộc đời bác, vì bác là HCM - vị lãnh tụ của dân tộc và là người cha thân yêu của quân đội ta cuộc đời người dành chọn vẹn cho nhân dân, tổ quốc. đó chính là lẽ sống " nâng niu tất cả chỉ quên mình" của cuộc đời bác mà mọi người đều thấu hiểu

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
26 tháng 2 2017 lúc 19:48

1. Vì sao trong đoạn kết, nhà thơ Minh Huệ lại viết:

" Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh."

-Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.

-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
26 tháng 2 2017 lúc 20:15

2. Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của một anh chiến sĩ đang được cùng bác trên đường ra chiến dịch. Cách miêu tả từ điểm nhìn này có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Hình tượng Bác Hồ hiện lên thật bình dị và cảm động qua cách miêu tả ngoại hình, tư, thế, cử chỉ, lời nói và đặc biệt là hiện ra qua cái nhìn của nhân vật người chiến sĩ.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 2 2017 lúc 19:17

2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Tác giá đã sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người kháng chiến, tham gia vào câu chuvện Hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khăng định lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.

Bình luận (0)
Dương Khánh Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:49

2,câu chuyện hiện lên tính chân thực và khách quan. hình ảnh bác hồ vừa gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao

người lính hiểu sâu sắc hơn tấm lòng lớn lao của bác

Bình luận (0)
Dương Khánh Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:52

3,bài thơ viết theo thẻ thơ nă chữ , cách gieo vần liền vần cách vần giữa 2 khổ thơ tạo thành sự liền mạch

Bình luận (0)
Dương Khánh Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:52

bạn học vnen à

Bình luận (1)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
26 tháng 2 2017 lúc 20:16

3. Bài thơ đc viết theo thể thơ nào?Cách gieo vần giữa các khổ thơ có gì đặc biệt ? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể của bài thơ không? Vì sao?

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. - Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. - Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau. - Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".
Bình luận (0)
Nguyen Thi Thu Hoa
28 tháng 2 2017 lúc 18:01

1 :

Vì đây chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của bác

Vì cả cuộc đời Bác dành trọn cho đất nước

Vì đó là lẽ sống thường tình của con người Bác

Bình luận (0)
Nguyen Thi Thu Hoa
28 tháng 2 2017 lúc 18:06

3 :

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.

Cách gieo vần giữa các khổ thơ :

Chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba liền liền vần với nhau

Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
3 tháng 3 2017 lúc 15:49

Khổ thơ trên mang ý nghĩa khẳng định.Bắc là Hồ Chí MInh,là vị lãnh tụ tài ba của đất nước,là người thường thức trắng đêm để lo cho mọi người.Đêm nay,anh đội viên thấy bác không ngủ,thì đây chỉ là một trong những đêm không ngủ của Bác,muốn nói như việc Bắc không ngủ không phải là chuyện lạ,mà đó là một lẽ thường tình.Qua đó nhấn mạnh được tình yêu thương nhân dân,lo lắng cho nhân dân của Bác trong nhiều đêm không ngủ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 2 2017 lúc 19:32

mk ko bít làm

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Ngọc Sang
Xem chi tiết
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Vy Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Hiền
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Hà Kiều Anh
Xem chi tiết
Cô nàng cá tính
Xem chi tiết