1. Thời gian, tên, người lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa lớn chống phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ X
2. Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
3. Những việc làm của Lý Bí sau khi giành độc lập. Ý nghĩa của nó
4. Chính sách cai trị về văn hóa xã hội của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
1. Thời gian, tên, người lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa lớn chống phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)
Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 - 571)
Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917) Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938) Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938)
2. Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân
‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
3. Những việc làm của Lý Bí sau khi giành độc lập. Ý nghĩa của nó
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.
Ý nghĩa: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.
- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.
- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.
4. Chính sách cai trị về văn hóa xã hội của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
- Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta.
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.