Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Ngọc Duyên

1. Tại sao khi đi khám răng, bác sĩ thường căn dặn chúng ta ko nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh?

2. Tại sao khi tắm xong nếu đứng trước gió ta cảm giác mát lạnh?

3. Tại sao khi lau nhà người ta hay bật quạt?

4. Tại sao vào mùa đông ta thường thở ra khói?

5. Tại sao vào mùa đông khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ đi, một lúc sau mặt gương hết mờ?

6. Tại sao thả bèo hoa dâu xuống ruộng là biện pháp chống hạn cho lúa?

7. Làm muối dựa vào hiện tượng nào? Giải thích?

8. Sương mùa là gì? Tại sao vào mùa đông một số vùng lại có sương mù? Khi mặt trời lên ta ko còn thấy sương mùa? Giải thích?

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:20

Câu 1:


Tất cả mọi vật đều theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại. Vì vậy khi chúng ta ăn thường xuyên thức ăn quá nóng hoặc quá lanh sẽ làm cho răng của chúng ta bị nở ra hoặc co lại đột ngột dễ làm rạn nứt men răng dẫn tới dễ bị hỏng răng (rạn men răng, răng xỉn màu, vỡ răng ...). Ngoài ra, khi ăn thức ăn quá lanh thường xuyên sẽ làm cho lợi bị co lại gây co các mạch máu ở chân răng, răng bị thiếu máu nuôi, lâu dần sẽ làm cho răng dễ bị rụng (răng rụng sớm).

Thường xuyên ăn đồ quá lạnh còn có hại cho cả dạ dày (bao tử) vì cũng làm cho hệ thống mạch máu trong lòng dạ dày bị co lại đột ngột ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn.

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:23

Câu 2:

Gió mang thêm oxy đến cho người và lấy đi nhiệt lượng mà con người thải ra khiến ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu. Nếu nhiệt độ môi trường lớn hơn nhiệt độ thân thể (37ºC) thì gió có khi ngược lại làm người ta nóng hơn

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:25

Câu 3:

+Thứ nhất là để cho nhanh khô nhà.
+Thứ hai là để cho người lau nhà mát mẻ.

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:27

Câu 4:

Để giải thích cho hiện tượng này, trước tiên thử làm một thí nghiệm nhỏ như sau: Bỏ muối liên tục vào trong một cốc nước và khuấy đều tay. Ban đầu, lượng muối mới bỏ vào trong cốc sẽ tan hết; đến khi đã bỏ vào một lượng khá nhiều muối dù có khuấy đều và mạnh thì lượng muối mới bỏ vào sẽ không còn tan nữa. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng "bão hòa".

Không khí và nước cũng có chung đặc tính như vậy, lượng hơi nước mà không khí có thể dung nạp được cũng có một mức độ nhất định. Nhưng khả năng dung nạp hơi nước của không khí lạnh lại kém hơn không khí nóng rất nhiều, vì vậy vào mùa đông giá lạnh, hơi nước có trong không khí do con người và loài vật thở ra sẽ không được không khí bên ngoài hấp thu nữa; loạt hơi nước này hễ gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và biến thành những khối sương trắng.

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:28

Câu 5:

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:30

Câu 6:

Bèo hoa dâu nổi lên trên mặt thoáng của nước làm giảm điện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước cho ruộng.

Nhật Linh
7 tháng 4 2017 lúc 9:33

Câu 7:

Khi làm muối, người ta dựa vào hiện tượng bay hơi.


Các câu hỏi tương tự
Chi Kute
Xem chi tiết
nguyen thi kim truc
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
Nguyễn Loan
Xem chi tiết
lữ đồng thùy linh
Xem chi tiết
Thảo Linh
Xem chi tiết
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
♪ Nhók ♫ Cucheo ♪
Xem chi tiết
Ngô Tấn Đạt
Xem chi tiết