Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Linh Chi

1. Sơn tinh và Thủy tinh : Ai tài hơn ai 2. Miêu tả ngắn gọn cuộc chiến giữa sơn tinh và thủy tinh 3.Trong truyện có những yếu tố kì ảo nào ? Tác dụng của các yếu tố kì ảo đó?gianroiMong mọi người giúp đỡ

Hoàng Vy
2 tháng 9 2017 lúc 16:34

1, Sơn Tinh : dời non chuyển núi - chúa vùng non cao

Thủy Tinh : hô mưa gọi gió - chúa miền nước thẳm

=> Sơn Tinh và Thủy Tinh có tài cán ngang nhau.

2, Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời nay đã có một mối thù truyền kiếp. Sơn Tinh và Thủy Tinh hận nhau như vậy cũng là vì Thủy Tinh ấm ức khi vua Hùng thiên vị Sơn Tinh khiền thủy Tinh không lấy được Mi Nương. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mối thù giữa hai vị thần này vẫn chưa đi vào quên lãng. Bằng chứng chính là trận lụt khủng khiếp đã làm cho biết bao nhiêu đồng ruộng, nhà cửa bị của nhân dân ngập lụt tại miền Bắc nước ta năm 2008.
Đã nhiều phen thua trận, lần này Thủy Tinh quyết định chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho một cuộc tổng tấn công. Thủy tinh nghĩ ra một kế khiến cho Sơn Tinh rơi vào thế bị động. Thần nước nghĩ rằng trong trận chiến lần này chắc chắn phe Thần núi sẽ khó mà xoay sở với kế hoạch của hắn rồi hứng chí cười vang cả Thủy cung. Đêm dó, Sơn Tinh hô mưa gọi gió gây ngập lụt và mất điện trong toàn thành phố. Sáng sớm hôm sau, bầu trời u ám, những đám mây giăng ngày một nhiều và dày đặc, báo hiệu thời tiết sẽ rất xấu. Mây đan vào nhau tầng tầng, lớp lớp san sát. Bầu trời lúc này khoác lên mình một tấm áo mờ đục, xám xịt. Gió bắt đầu thổi ào ào như những cơn lốc dữ tợn muốn hất tung mọi vật trên đường đi.
Biết đây lại là Thủy Tinh tới khiêu chiến, Sơn Tinh bình tĩnh, cho chuẩn bị đội quân máy xúc, máy ủi, máy lội nước, xi măng cốt thép,... để đối phó với Thủy Tinh còn mình thì ngồi trên trực thăng chỉ huy toàn trận đánh. Sơn Tinh cho bật hết công xuất tất cả máy bơm tại các trạm bơm để xả nước.
Thấy kế này không hiệu quả, Thủy Tinh ra lệnh cho các tổ mối đi tìm và tấn công các đoạn đê trong thành phố, còn mình thì dâng nước, đánh ngay vào những đoạn đê xung yếu. Sơn Tinh ngồi trên trực thăng, cầm bộ đàm chỉ huy những chiếc máy xúc, máy ủi bổ sung xi măng cốt thép cho những đoạn đê non yếu. Sơn Tinh còn cho di tản phụ nữ, trẻ em và người già lên núi cao, còn thanh niên thì ở lại vác những bao cát ra đắp đê. Khi đê đã chắc chắn rồi, chàng hóa phép cho đê cao thêm, chặn đứng dòng lũ hung hãn của Thủy Tinh.

Đã dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức đành cùng đám thuộc hạ rút lui về Thủy phủ. Thủy Tinh bản chất hiếu thắng, lòng lại đày hận thù nên đánh trận nào cũng thua. Thủy Tinh quả là chẳng biết người biết ta!

3, + Nhiều chi tiết tưởng tượng , hoang đường trong truyện liên quan đến công cuộc dựng nước thời cổ đại , thể hiện thái độ của người Việt cổ trước thực tế đó . Cụ thể là những chi tiết :

- Nhân vật Sơn Tinh :

"vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ.Nước sông dâng lên cao bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

- Nhân vật Thủy Tinh :

"gọi gió , gió đến ; hô mưa , mưa về" ; có thể ''hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời" . Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão , lũ lụt thiên tai uy hiếp đời sống của con người.

+Ý nghĩa của những chi tiết đó :

- khẳng định công lao xây dựng nước của các vua Hùng

- giải thích hiện tượng mưa bão hằng năm

- thể hiện lòng yêu dân tộc ,yêu hòa bình ,đoàn kết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 10 2017 lúc 19:06

ahihi


Các câu hỏi tương tự
Dinh Quang Vinh
Xem chi tiết
Chj Nguyen
Xem chi tiết
Lê Minh Anh
Xem chi tiết
letuongvy
Xem chi tiết
letuongvy
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thành Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Gia An
Xem chi tiết