1 . Phân tích câu ' Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ' ?
2 . Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày , tháng , năm âm lịch ?
3 . Đời sống của người tinh khôn có những tiến bộ hơn so với người tối cổ ?
4 . Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
5 . Theo em , những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?
6 . Gải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo ?
7 . Phân tích câu ' Dân ta phải biết sử ta , cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ' ?
8 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn ?
9 . Hãy nêu những dẫn chúng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn ?
10 . Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?
1 . Phân tích câu ' Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ' ?
Lịch sử cho ta biết tất cả những việc xảy ra trong quá khứ, cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào. Lịch sử như một người thầy khuyên nhủ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có.
2 . Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày , tháng , năm âm lịch ?
Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch :
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
3 . Đời sống của người tinh khôn có những tiến bộ hơn so với người tối cổ ?
So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn tiến bộ hơn :
- Sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung.
- Biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức... Đã bước đầu biết sản xuất, chinh phục tự nhiên,
4 . Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ :
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó :
+ Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
+ Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
5 . Theo em , những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?
Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
6 . Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo ?
- Rìu mài lưỡi, do tác dụng của mài nên lưỡi sẽ sắc hơn là được ghè đẽo.
- Nhờ đó hiệu quả lao động của rìu mài lưỡi sẽ cao hơn so với sử dụng rìu ghè đẽo.
7 . Phân tích câu ' Dân ta phải biết sử ta , cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ' ?
Con người phải biết cội , biết nguồn , gốc tích tổ tiên , dân tộc.Từ đó mới:- Rút ra bài học xương máu về giá trị con người , đạo đức , lối sống...
- Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
- Có quyết tâm xây dựng,bảo vệ và kiến thiết nước nhà
- Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta.
8 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn ?
Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.
9 . Hãy nêu những dẫn chúng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn ?
Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn :
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên.. có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
10 . Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.