3: Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78.1% theo thể tích) và ôxy (20.9%), với một lượng nhỏ acgon (0.9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0.035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
4:- Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.
- Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.
hoặc:
Khí hậu hải dương là vùng ven biển, mưa nhiều,... do chịu ảnh hưởng từ biển và các hoạt động của gió. Còn khí hậu lục địa có khí hậu khô hạn do ảnh hưởng của biển ít,... và vì ở lục địa thì chiếm đa phần là đất. Ở đại dương chiếm đa phần là nước. Đất và nước có độ tản nhiệt khác nhau. Ở đại dương có nhiều nước, hơi nước nhiều hơn trên lục địa.... => khí hậu giữa hải dương và khí hậu giữa lục địa khác nhau.